Việc tham gia xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự được thực hiện như thế nào?
- Việc tham gia xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự được thực hiện như thế nào?
- Việc tham gia xét hỏi tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự có cần phải soạn đề cương xét hỏi không?
- Trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, trước khi xét hỏi thì ai phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị?
Việc tham gia xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Tham gia xét hỏi
1. Việc tham gia xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo Điều 24 Quy chế này.
...
Và căn cứ theo Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Tham gia xét hỏi
1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, Kiểm sát viên bắt buộc phải tham gia xét hỏi. Trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên phải chuẩn bị đề cương xét hỏi, dự kiến các vấn đề cần làm sáng tỏ, những vấn đề mà người bào chữa quan tâm, dự kiến các tình huống khác có thể phát sinh tại phiên tòa để tham gia xét hỏi nhằm xác định sự thật của vụ án và các tình tiết khác có liên quan đến việc định tội và đề nghị mức hình phạt. Chú ý các mâu thuẫn để có phương pháp xét hỏi giải quyết các mâu thuẫn và bác bỏ những lời chối tội không có cơ sở, chuẩn bị các câu hỏi để làm rõ vấn đề mà người bào chữa quan tâm.
Đề cương xét hỏi được xây dựng theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.
2. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung xét hỏi của Hội đồng xét xử, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác và ý kiến trả lời của người được xét hỏi, chủ động tham gia xét hỏi theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa để xác định sự thật khách quan của vụ án, làm sáng tỏ hành vi phạm tội, tội danh, vai trò, vị trí của từng bị cáo, trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp.
3. Khi có người tham gia tố tụng xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật mới tại phiên tòa, Kiểm sát viên cần kiểm tra và xét hỏi về nguồn gốc, nội dung chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó để kết luận về tính hợp pháp và tính có căn cứ của chứng cứ, tài liệu, đồ vật.
Trường hợp chưa đủ căn cứ kết luận mà chứng cứ, tài liệu, đồ vật mới đó có thể làm thay đổi nội dung, bản chất vụ án thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa để xác minh.
4. Khi xét hỏi, Kiểm sát viên phải đặt câu hỏi khách quan, rõ ràng, dễ hiểu, tránh giải thích, kết luận ngay.
Theo đó, việc tham gia xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự được thực hiện như trên.
Tham gia xét hỏi tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Việc tham gia xét hỏi tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự có cần phải soạn đề cương xét hỏi không?
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 42 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Tham gia xét hỏi
...
2. Trước khi tham gia phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên phải dự thảo đề cương xét hỏi theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tập trung vào những vấn đề và những tình tiết liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Nếu thấy cần thiết có thể xét hỏi các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.
Theo đó, việc tham gia xét hỏi tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự phải dự thảo đề cương xét hỏi trước khi tham gia phiên tòa phúc thẩm.
Trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, trước khi xét hỏi thì ai phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 354 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thủ tục phiên tòa phúc thẩm
1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
2. Chủ toạ phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Chủ toạ phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
3. Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
Theo đó, trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, trước khi xét hỏi thì một thành viên của Hội đồng xét xử phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?