Việc thành lập Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam nhằm mục đích gì? Nguồn kinh phí để đảm bảo cho hoạt động của Hiệp hội được lấy từ đâu?
- Việc thành lập Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam nhằm mục đích gì?
- Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam gồm những cơ quan nào?
- Nguồn kinh phí để đảm bảo cho hoạt động của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam được lấy từ đâu?
- Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam có được tự giải thể hay không?
Việc thành lập Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam nhằm mục đích gì?
Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Điều lệ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Mục đích, tôn chỉ
Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là một tổ chức tự nguyện của các tổ chức kinh tế của Việt Nam, nhằm mục đích tập hợp đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, đại diện cho hội viên trong việc phối hợp với các tổ chức kinh tế và các cơ quan có liên quan để chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo đó, việc thành lập Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam nhằm mục đích tập hợp đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, đại diện cho hội viên trong việc phối hợp với các tổ chức kinh tế và các cơ quan có liên quan để chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu;
Hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Theo Điều 11 Điều lệ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Cơ cấu, tổ chức của Hiệp hội
1. Đại hội toàn thể hội viên;
2. Ban chấp hành Hiệp hội;
3. Ban thường vụ Hiệp hội;
4. Ban kiểm tra Hiệp hội;
5. Văn phòng Hiệp hội;
6. Các Ban chuyên môn;
7. Các phân hội và chi hội cơ sở;
8. Các tổ chức dịch vụ, kinh doanh trực thuộc Hiệp hội.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam gồm những cơ quan sau:
- Đại hội toàn thể hội viên;
- Ban chấp hành Hiệp hội;
- Ban thường vụ Hiệp hội;
- Ban kiểm tra Hiệp hội;
- Văn phòng Hiệp hội;
- Các Ban chuyên môn;
- Các phân hội và chi hội cơ sở;
- Các tổ chức dịch vụ, kinh doanh trực thuộc Hiệp hội.
Nguồn kinh phí để đảm bảo cho hoạt động của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam được lấy từ đâu?
Theo Điều 24 Điều lệ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Nguồn thu của Hiệp hội
Kinh phí của Hiệp hội có những nguồn thu sau đây:
1. Lệ phí gia nhập và hội phí hàng năm của hội viên;
2. Các khoản thu do hoạt động dịch vụ của Hiệp hội và các tổ chức trực thuộc của Hiệp hội;
3. Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
4. Các khoản trợ cấp của Nhà nước (nếu có).
Căn cứ quy định trên thì kinh phí để đảm bảo cho hoạt động của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam được lấy từ những nguồn sau đây:
- Lệ phí gia nhập và hội phí hàng năm của hội viên;
- Các khoản thu do hoạt động dịch vụ của Hiệp hội và các tổ chức trực thuộc của Hiệp hội;
- Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các khoản trợ cấp của Nhà nước (nếu có).
Bên cạnh đó, theo Điều 25 Điều lệ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV quy định việc sử dụng kinh phí của Hiệp hội cho những việc sau đây:
- Trang trải các chi phí cho hoạt động của Hiệp hội;
- Trả lương cho cán bộ công nhân viên chuyên trách của Hiệp hội;
- Các chi phí cần thiết khác.
Tài chính của Hiệp hội được sử dụng theo Quy chế do Văn phòng Hiệp hội trình Ban Chấp hành thông qua.
Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam có được tự giải thể hay không?
Theo Điều 14 Điều lệ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Hiệp hội tự giải thể
Ngoài trường hợp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định buộc giải thể, Hiệp hội chỉ tự giải thể trong trường hợp có từ 1/2 trở lên số đại biểu dự Đại hội biểu quyết thông qua. Nghị quyết này còn phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sau khi đã thanh toán công nợ và thanh lý tài sản của Hiệp hội.
Căn cứ quy định trên thì Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam chỉ tự giải thể trong trường hợp có từ 1/2 trở lên số đại biểu dự Đại hội biểu quyết thông qua.
Đồng thời, Nghị quyết này còn phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sau khi đã thanh toán công nợ và thanh lý tài sản của Hiệp hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?