Việc thanh lý tài sản cố định của Công ty Mua bán nợ Việt Nam phải được thực hiện bằng hình thức đấu giá đúng không?
- Việc thanh lý tài sản cố định của Công ty Mua bán nợ Việt Nam được thực hiện trong trường hợp nào?
- Việc thanh lý tài sản cố định của Công ty Mua bán nợ Việt Nam phải được thực hiện bằng hình thức đấu giá đúng không?
- Ai có thẩm quyền quyết định phương án thanh lý tài sản cố định của Công ty Mua bán nợ Việt Nam?
Việc thanh lý tài sản cố định của Công ty Mua bán nợ Việt Nam được thực hiện trong trường hợp nào?
Thanh lý tài sản cố định của Công ty Mua bán nợ Việt Nam (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 4 Điều 12 Quy chế tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC quy định như sau:
Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của Công ty
…
4. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Công ty được quyền chủ động và thực hiện thanh lý, nhượng bán, tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được trên nguyên tắc công khai, minh bạch và phù hợp với quy định của pháp luật;
Theo đó, Công ty Mua bán nợ Việt Nam được quyền chủ động và thực hiện thanh lý tài sản cố định trong các trường hợp sau:
- Tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật;
- Tài sản cố định không có nhu cầu sử dụng;
- Tài sản cố định không sử dụng được.
Việc thanh lý tài sản cố định của Công ty Mua bán nợ Việt Nam phải được thực hiện bằng hình thức đấu giá đúng không?
Tại khoản 4 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC quy định về phương thức thanh lý tài sản cố định như sau:
Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của Công ty
4. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
…
c) Phương thức thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
- DATC thực hiện việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định bằng hình thức đấu giá thông qua một tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do doanh nghiệp tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Trường hợp thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán dưới 100 triệu đồng, Tổng Giám đốc Công ty quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá thị trường. Trường hợp tài sản cố định không có giao dịch trên thị trường thì Công ty được thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá làm cơ sở bán tài sản theo các phương thức trên.
- Trường hợp thanh lý, nhượng bán tài sản cố định gắn liền với đất phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;
Căn cứ quy định trên thì việc thanh lý tài sản cố định của Công ty Mua bán nợ Việt Nam được thực hiện bằng hình thức đấu giá thông qua một tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do doanh nghiệp tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Tuy nhiên, trong trường hợp thanh lý tài sản cố định có giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán dưới 100 triệu đồng thì có thể lựa chọn quyết định lựa chọn thanh lý tài sản theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá thị trường.
Ai có thẩm quyền quyết định phương án thanh lý tài sản cố định của Công ty Mua bán nợ Việt Nam?
Căn cứ khoản 4 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC quy định như sau:
Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của Công ty
4. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
…
b) Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có);
Tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6, khoản 13 Điều 2 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền thanh lý tài sản cố định như sau:
Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
…
2. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản có giá trị còn lại dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản nhưng không quá mức dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công.
Các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.
Theo đó, thẩm quyền quyết định phương án thanh lý tài sản cố định của Công ty Mua bán nợ Việt Nam sẽ thuộc về Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với các phương án thanh lý tài sản cố định có giá trị còn lại dưới 50% vốn chủ sở hữu theo quy định trên.
Trong trường hợp phương án thanh lý tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?