Việc thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia được yêu cầu như thế nào? Hành vi nào bị nghiêm cấm?
Việc thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia được yêu cầu như thế nào? Hành vi nào bị nghiêm cấm?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 44/2014/TT-BCT (Được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BCT) có quy định như sau:
Yêu cầu chung về thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia
1. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm:
a) Ban hành quy trình thao tác thiết bị điện thuộc phạm vi quản lý phù hợp với yêu cầu của nhà chế tạo, sơ đồ kết dây và quy định tại Thông tư này;
b) Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị đóng cắt và hệ thống điều khiển thuộc phạm vi quản lý theo quy định để đảm bảo các thiết bị này hoạt động tốt khi thao tác;
c) Thực hiện thao tác thử đóng cắt máy cắt, dao cách ly, chuyển nấc máy biến áp bằng điều khiển từ xa nếu thời gian không thao tác kéo dài quá 12 tháng và không gây gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng;
d) Hàng năm, tổ chức đào tạo, kiểm tra, diễn tập kỹ năng thao tác cho nhân viên vận hành ít nhất 01 (một) lần.
2. Mọi thao tác đều phải được lập phiếu thao tác và phê duyệt trước khi tiến hành thao tác, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này. Nghiêm cấm thực hiện thao tác theo trí nhớ.
3. Cho phép nhân viên vận hành không cần lập phiếu thao tác nhưng phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ nhật ký vận hành trước khi thực hiện thao tác trong các trường hợp sau đây:
a) Xử lý sự cố;
b) Thao tác có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện tại trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa;
c) Thao tác có số bước thao tác không quá 05 (năm) bước và được thực hiện tại các cấp điều độ có quyền điều khiển.
4. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm viết phiếu, duyệt phiếu và thực hiện phiếu thao tác trong nội bộ phạm vi 01 (một) trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển. Trước khi thực hiện phiếu thao tác phải được cấp điều độ có quyền điều khiển cho phép.
5. Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm viết phiếu, duyệt phiếu và chỉ huy thực hiện phiếu thao tác khi phải phối hợp thao tác thiết bị điện tại nhiều trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển hoặc trong trường hợp thao tác xa từ cấp điều độ có quyền điều khiển.
Theo đó thì khi thực thiện các thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định trên. Trong đó nghiêm cấm thực hiện thao tác theo trí nhớ.
Tuy nhiên nhân viên vận hành có thể không cần lập phiếu thao tác nhưng phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ nhật ký vận hành trước khi thực hiện thao tác trong các trường hợp sau đây:
- Xử lý sự cố;
- Thao tác có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện tại trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa;
- Thao tác có số bước thao tác không quá 05 (năm) bước và được thực hiện tại các cấp điều độ có quyền điều khiển.
Việc thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia được yêu cầu như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai là người có quyền ra lệnh thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 44/2014/TT-BTC (Được bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BCT) quy định người có quyền ra lệnh thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia gồm có:
- Điều độ viên tại các cấp điều độ;
- Trưởng ca nhà máy điện;
- Trưởng kíp trạm điện;
- Trưởng ca nhà máy điện hoặc Trưởng kíp trạm điện của trung tâm điều khiển.
- Nhân viên trực thao tác lưu động.
Yêu cầu đối với những người có quyền ra lệnh thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia là gì?
Tại Điều 11 Thông tư 44/2014/TT-BTC có quy định về yêu cầu đối với người có quyền ra lệnh thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia như sau:
Yêu cầu đối với người ra lệnh thao tác
1. Trước khi ra các lệnh thao tác, người ra lệnh phải nắm vững các nội dung sau:
a) Tên thao tác và mục đích thao tác;
b) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc thao tác theo dự kiến;
c) Sơ đồ kết dây hiện tại của hệ thống điện, lưới điện khu vực, nhà máy điện, trạm điện cần thao tác;
d) Tình trạng vận hành và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị đóng cắt; rơ le bảo vệ, thiết bị tự động; cuộn dập hồ quang, điểm trung tính nối đất; thiết bị đo lường, điều khiển và tín hiệu từ xa;
đ) Những phần tử đang nối đất;
e) Xu hướng thay đổi phụ tải, công suất, điện áp hệ thống điện trong và sau khi thực hiện thao tác, đồng thời phải có biện pháp điều chỉnh thích hợp để tránh quá tải, điện áp thấp hoặc quá áp theo quy định về điều chỉnh điện áp;
g) Sơ đồ hệ thống thông tin liên lạc phục vụ điều độ, đặc biệt trong những trường hợp các thao tác có ảnh hưởng đến phương thức vận hành của hệ thống thông tin liên lạc;
h) Chuyển nguồn cung cấp hệ thống điện tự dùng nếu cần thiết;
i) Các biện pháp an toàn đối với người và thiết bị, các lưu ý khác liên quan đến thao tác.
2. Người ra lệnh chịu trách nhiệm về ra lệnh thao tác, phải hiểu rõ thao tác, phát hiện những điểm không hợp lý trước khi ra lệnh thao tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?