Việc thay đổi người đại diện giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước chỉ có hiệu lực khi nào?
- Một doanh nghiệp được phép đăng ký tối đa bao nhiêu người đại diện giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước?
- Việc thay đổi người đại diện giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước chỉ có hiệu lực khi nào?
- Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước phải thông báo và cập nhật cho cơ quan nào về danh sách doanh nghiệp thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước?
Một doanh nghiệp được phép đăng ký tối đa bao nhiêu người đại diện giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 06/2013/TT-NHNN quy định về người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp:
Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp
1. Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền.
2. Mỗi tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được phép đăng ký tối đa 03 (ba) người đại diện giao dịch.
3. Trường hợp người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp là người đại diện theo ủy quyền, văn bản ủy quyền phải do người đại diện theo pháp luật ký. Phạm vi ủy quyền phải bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: ký, nhận các văn bản và thực hiện toàn bộ các công việc liên quan trong quá trình đấu thầu (đối với hình thức đấu thầu), nhận thông báo giá mua, bán vàng miếng, ký đơn đăng ký mua, bán vàng miếng, nhận thông báo khối lượng vàng miếng được mua, bán (đối với mua, bán trực tiếp), ký văn bản xác nhận mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
...
Như vậy, 01 doanh nghiệp được phép đăng ký tối đa 03 (ba) người đại diện giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2013/TT-NHNN thì:
Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp là người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trong giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
Một doanh nghiệp được phép đăng ký tối đa bao nhiêu người đại diện giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước? (Hình từ Internet)
Việc thay đổi người đại diện giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước chỉ có hiệu lực khi nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 06/2013/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm a khoản 7 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-NHNN về người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp:
Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp
...
4. Khi thay đổi người đại diện giao dịch, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước), kèm theo văn bản ủy quyền (trường hợp ủy quyền) và văn bản đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện giao dịch mới. Việc thay đổi người đại diện giao dịch chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) nhận được thông báo, kèm các tài liệu liên quan.
5. Mỗi tổ chức tín dụng, doanh nghiệp chỉ được phép cử 01 (một) người đại diện giao dịch theo danh sách đã đăng ký để tham gia trong một lần giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
6. Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khi tham gia giao dịch phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
Như vậy, việc thay đổi người đại diện giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) nhận được thông báo, kèm các tài liệu liên quan.
Lưu ý: Khi thay đổi người đại diện giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước), kèm theo văn bản ủy quyền (trường hợp ủy quyền) và văn bản đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện giao dịch mới.
Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước phải thông báo và cập nhật cho cơ quan nào về danh sách doanh nghiệp thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ tại Điều 20 Thông tư 06/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-NHNN) về trách nhiệm của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước:
Trách nhiệm của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Làm đầu mối phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp theo quy định tại Điều 5 Thông tư này; thông báo cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng.
2. Đầu mối, phối hợp với Sở Giao dịch thực hiện nghiệp vụ thanh toán mua, bán vàng miếng.
3. Thông báo bằng văn bản cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp về việc không hoàn trả tiền đặt cọc.
4. Thông báo và cập nhật cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Quản lý ngoại hối về danh sách tổ chức tín dụng, doanh nghiệp thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
5. Phối hợp với Vụ Quản lý Ngoại hối và Vụ Chính sách tiền tệ xây dựng phương án mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước.
6. Phối hợp với Vụ Quản lý Ngoại hối xác định giá mua, giá bán vàng miếng (đối với trường hợp mua bán trực tiếp và đấu thầu theo khối lượng), giá sàn, giá trần (đối với trường hợp đấu thầu theo giá) theo phương án mua bán đã được phê duyệt.
7. Thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch về việc tổ chức tín dụng, doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này để làm căn cứ xử lý tiền đặt cọc theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
8. Các trách nhiệm khác theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước phải có trách nhiệm thông báo và cập nhật cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Quản lý ngoại hối về danh sách các doanh nghiệp thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hồ sơ bệnh án điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền mới nhất? Thanh toán chi phí khám BHYT như thế nào?
- Nghị luận về vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống hay và ý nghĩa? Môn Ngữ văn có đặc điểm như thế nào?
- Khi sang tên xe, chủ xe cần đem những giấy tờ gì để làm thủ tục thu hồi chứng nhận đăng ký xe theo quy định mới nhất?
- Thông tư 25/2024/TT-BGDĐT quy định về Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục từ 09/02/2025 như nào?
- 08 nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ là những nội dung nào? Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là bao nhiêu năm?