Việc theo dõi chương trình, dự án đầu tư được thực hiện thông qua những hình thức nào? Trình tự ra sao?
Theo dõi chương trình, dự án đầu tư là hoạt động gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Giám sát đầu tư” là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư. Giám sát đầu tư gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư.
2. “Theo dõi chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chương trình, dự án; tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo chương trình, dự án đầu tư thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.
...
Chiếu theo quy định này thì theo dõi chương trình, dự án đầu tư được hiểu là hoạt động thường xuyên và định kỳ nhằm:
- Cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chương trình, dự án;
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo chương trình, dự án đầu tư thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.
Việc theo dõi chương trình, dự án đầu tư được thực hiện thông qua những hình thức nào? Trình tự ra sao? (hình từ Internet)
Việc theo dõi chương trình, dự án đầu tư được thực hiện thông qua những hình thức nào? Trình tự ra sao?
Tại Điều 99 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định việc theo dõi chương trình, dự án đầu tư được thực hiện thông qua những hình thức và trình tự sau:
Cách thức, trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
1. Việc theo dõi chương trình, dự án đầu tư và theo dõi tổng thể đầu tư được thực hiện thông qua các cách thức sau:
a) Theo dõi thường xuyên tại hiện trường;
b) Theo dõi thông qua báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu;
c) Theo dõi thông qua báo cáo kết hợp với theo dõi định kỳ hoặc đột xuất tại hiện trường.
2. Chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư thực hiện theo dõi thường xuyên tình hình thực hiện chương trình, dự án đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của các thông tin báo cáo.
3. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo dõi chương trình, dự án đầu tư và theo dõi tổng thể đầu tư trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin báo cáo của chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Trường hợp cần thiết có thể thành lập Đoàn giám sát làm việc trực tiếp tại hiện trường để làm rõ về các thông tin liên quan.
4. Việc kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư và kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư được tiến hành thông qua các cách thức sau:
a) Thông qua báo cáo;
b) Thành lập Đoàn kiểm tra, Đoàn đánh giá.
5. Trình tự theo dõi chương trình, dự án đầu tư:
a) Xây dựng và điều chỉnh khung giám sát, đánh giá của chương trình, dự án;
b) Xác định nhu cầu thông tin và chỉ số theo dõi;
c) Xây dựng Kế hoạch theo dõi;
d) Xây dựng cơ cấu tổ chức hỗ trợ công tác theo dõi;
đ) Chuẩn bị các công cụ và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc theo dõi chương trình, dự án;
e) Thu thập và phân tích dữ liệu;
g) Báo cáo kết quả theo dõi theo chế độ quy định.
...
Chi cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư được quy định như thế nào?
Tại Điều 89 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
1. Chi cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư:
a) Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư;
b) Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư;
c) Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;
d) Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;
đ) Chi phí xây dựng báo cáo định kỳ theo quy định;
e) Chi phí tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ;
g) Chi phí cho việc lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư.
2. Chi cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư:
a) Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư;
b) Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư;
c) Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;
d) Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;
đ) Chi phí tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có); tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người đi công tác;
e) Chi phí xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra.
3. Chi cho công tác đánh giá chương trình, dự án đầu tư:
a) Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác đánh giá chương trình, dự án đầu tư;
b) Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác đánh giá chương trình, dự án đầu tư;
c) Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;
d) Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;
đ) Chi phí tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có); tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người đi công tác;
e) Chi phí xây dựng báo cáo kết quả đánh giá chương trình, dự án;
g) Chi phí thuê chuyên gia, tư vấn.
Theo đó, chi cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư gồm những mục sau:
- Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư;
- Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư;
- Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;
- Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;
- Chi phí xây dựng báo cáo định kỳ theo quy định;
- Chi phí tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ;
- Chi phí cho việc lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?