Việc thiết kế lỗ khoan thăm dò nước dưới đất được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Thiết kế lỗ khoan gồm những nội dung nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề thăm dò nước dưới đất. Cho tôi hỏi việc thiết kế lỗ khoan thăm dò nước dưới đất được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Thiết kế lỗ khoan gồm những nội dung nào? Câu hỏi của anh Quang Minh ở Phú Yên.

Việc thiết kế lỗ khoan thăm dò nước dưới đất được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BTNMT quy định về nguyên tắc thiết kế lỗ khoan như sau:

Nguyên tắc thiết kế lỗ khoan
1. Đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ chung của công tác khoan và nhiệm vụ của lỗ khoan đã được xác định trong các dự án điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất.
2. Phù hợp với địa điểm và mặt bằng thi công.
3. Phù hợp với cấu tạo địa chất, thành phần thạch học và cấp đất đá.
4. Cấu trúc lỗ khoan phải đơn giản phù hợp với điều kiện thực tế và khả thi trong thi công.
5. Bảo đảm các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Theo đó, việc thiết kế lỗ khoan thăm dò nước dưới đất được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.

Khoan thăm dò nước dưới đất

Khoan thăm dò nước dưới đất (Hình từ Internet)

Thiết kế lỗ khoan thăm dò nước dưới đất gồm những nội dung nào?

Theo Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BTNMT quy định về nội dung thiết kế lỗ khoan như sau:

Nội dung thiết kế lỗ khoan
Nội dung thiết kế phải xác định cụ thể các thông tin sau:
1. Vị trí, mặt bằng lỗ khoan.
2. Cột địa tầng dự kiến của lỗ khoan.
3. Cấu trúc lỗ khoan.
4. Kết cấu và vật liệu ống chống, ống lọc.
5. Vật liệu chèn.
6. Phương pháp khoan.
7. Thiết bị khoan.
8. Các nghiên cứu chuyên môn trong quá trình khoan.

Theo đó, thiết kế lỗ khoan thăm dò nước dưới đất gồm những nội dung được quy định tại Điều 5 nêu trên.

Thiết kế lỗ khoan thăm dò nước dưới đất phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BTNMT về yêu cầu thiết kế lỗ khoan như sau:

Yêu cầu thiết kế lỗ khoan
1. Xác định vị trí, mặt bằng lỗ khoan:
a) Việc xác định vị trí lỗ khoan phải căn cứ sơ đồ bố trí công trình được duyệt. Trong trường hợp vị trí đã xác định không đảm bảo cho thi công hoặc có vị trí khác đáp ứng tốt hơn mục đích điều tra, thăm dò thì được phép xác định lại vị trí nhưng phải đảm bảo không làm thay đổi nhiệm vụ của lỗ khoan;
b) Mặt bằng khoan phải đủ không gian bố trí thiết bị, tập kết vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu; hoạt động sản xuất của người lao động trên công trường; đảm bảo an toàn cho các công trình, vật kiến trúc và cảnh quan môi trường xung quanh; nền đất trên mặt bằng khoan phải thiết kế đảm bảo ổn định trong thi công, đáp ứng các điều kiện về thoát nước;
c) Trong phạm vi diện tích mặt bằng khoan, khoảng không phía trên phải đảm bảo cho tháp khoan hoạt động an toàn trong mọi trường hợp.
2. Cột địa tầng dự kiến của lỗ khoan:
a) Phải được xác định dựa trên các tài liệu điều tra địa chất, địa chất thủy văn và các tài liệu liên quan đã có đến thời điểm thiết kế;
b) Mức độ phân chia chi tiết phải đảm bảo phân biệt các lớp đất đá khác nhau về tuổi địa chất, thành phần thạch học, độ hạt, mức độ đồng nhất, mức độ gắn kết, phong hóa, nứt nẻ, độ cứng, độ ổn định khả năng chứa nước.
3. Cấu trúc lỗ khoan:
a) Các lỗ khoan trong đất đá ổn định, chiều sâu không quá 30m chỉ được thiết kế với một cấp đường kính;
b) Các lỗ khoan trong đất đá không ổn định, chiều sâu trên 30m được phép thiết kế nhiều hơn một cấp đường kính;
...
4. Kết cấu ống chống, ống lọc:
a) Ống chống, ống lọc của các lỗ khoan phải được lựa chọn đảm bảo độ cứng, độ bền và có khả năng chống ăn mòn hoá học, điện hoá;
b) Cấu tạo của ống lọc phải đảm bảo độ hở tối thiểu 20% diện tích bề mặt ống; phải có khả năng làm sạch cơ học, hóa học nếu có yêu cầu;
...
5. Cách ly tầng chứa nước:
a) Đối với các lỗ khoan nghiên cứu một hoặc một số tầng chứa nước cần cách ly với các nguồn nước khác, thiết kế khoan phải nêu được biện pháp cách ly, vị trí cách ly và vật liệu sử dụng đảm bảo ngăn cách giữa các tầng chứa nước;
b) Vật liệu chèn, trám nhằm cách ly các tầng chứa nước và giữ ổn định ống chống là đất sét, xi măng, hỗn hợp bentonite với xi măng hoặc các loại vật liệu khác không gây độc hại hoặc làm suy giảm chất lượng nước.
6. Tạo tầng lọc ngược:
a) Đối với các lỗ khoan điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất trong tầng chứa nước có thành phần cát, sạn, sỏi nhỏ, được phép thiết kế chèn lớp vật liệu có kích cỡ, cấp phối phù hợp nhằm tạo tầng lọc ngược bao quanh ống lọc;
d) Vật liệu chèn để tạo tầng lọc ngược giữa tầng chứa nước với ống lọc và giữ ổn định ống lọc là cát, sạn sỏi có kích cỡ và cấp phối phù hợp.
7. Phương pháp khoan:
a) Khi lỗ khoan có yêu cầu lấy mẫu đất đá, thiết kế khoan phải lựa chọn phương pháp khoan xoay lấy mẫu. Phương pháp khoan lấy mẫu thiết kế phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất cơ lý của đất đá và làm rõ loại ống lấy mẫu, loại lưỡi khoan dự kiến sử dụng để đảm bảo mẫu lõi khoan lấy được đạt tỷ lệ không thấp hơn 65% đối với đất đá bở rời, 30-50% đối với cuội sỏi, 75% đối với đá cứng chắc, đồng thời đáp ứng yêu cầu sau:
...
b) Khi lỗ khoan không có yêu cầu lấy mẫu đất đá, dùng phương pháp khoan xoay phá mẫu, sử dụng choòng khoan hoặc các dụng cụ phá mẫu kết hợp ống định tâm; dung dịch khoan có tỷ trọng trong khoảng từ lớn hơn 1,0g/cm3 đến nhỏ hơn 1,3g/cm3.
8. Thiết bị khoan:
a) Việc lựa chọn sử dụng máy khoan cố định hoặc máy khoan tự hành phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của dự án, phù hợp với điều kiện thi công;
b) Trong trường hợp phải thay thế, sửa đổi các chi tiết của thiết bị, cần đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật tương đương và không làm thay đổi tính năng kỹ thuật theo thiết kế của nhà sản xuất.
9. Các yêu cầu chuyên môn khác:
a) Theo dõi, ghi chép, quan sát, đo đạc các hiện tượng liên quan đến đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn;
b) Nghiên cứu địa vật lý lỗ khoan trước khi chống ống lỗ khoan và các yêu cầu đặc biệt khác của dự án phải được xác định, làm rõ.

Như vậy, thiết kế lỗ khoan thăm dò nước dưới đất phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại Điều 6 nêu trên.

Nước dưới đất Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nước dưới đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nước dưới đất được định nghĩa như thế nào?
Pháp luật
Khi nào báo cáo tình hình thực hiện bổ sung nhân tạo nước? Báo cáo tình hình thực hiện bổ sung nhân tạo nước cho cơ quan nào?
Pháp luật
Cá nhân vận hành công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất có được miễn giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước?
Pháp luật
Nội dung phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất là gì? Doanh nghiệp bổ sung nhân tạo nước dưới đất có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp có thể thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất để gia tăng khả năng khai thác của công trình khai thác nước dưới đất không?
Pháp luật
Các trường hợp thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất là gì? Căn cứ bổ sung nhân tạo nước dưới đất là gì?
Pháp luật
Ngưỡng khai thác nước dưới đất theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023 như thế nào?
Pháp luật
Nước dưới đất, ngưỡng khai thác nước dưới đất là gì? Hạn chế khai thác nước dưới đất tại những khu vực nào?
Pháp luật
Tổng hợp 08 mẫu hành nghề khoan nước dưới đất mới nhất là những mẫu nào theo quy định? Tải về ở đâu?
Pháp luật
Nước dưới đất có bao gồm nước tồn tại trong các tầng chứa nước ở hải đảo? Ngưỡng khai thác nước dưới đất có tác dụng gì?
Pháp luật
Trường hợp nào phải trám lấp giếng không sử dụng để bảo vệ nước dưới đất theo quy định mới nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nước dưới đất
1,044 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nước dưới đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nước dưới đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào