Việc thiết lập trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước khi thiết lập trang thông tin điện tử sử dụng tên miền .vn có cần thông báo với cơ quan có thẩm quyền không?
- Việc thiết lập trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước khi thiết lập trang thông tin điện tử sử dụng tên miền .vn có cần thông báo với cơ quan có thẩm quyền không?
- Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có bắt buộc phải chứa hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành hay không?
- Cơ quan nhà nước có thể sử dụng ngân sách nhà nước được giao để phục vụ việc xây dựng và duy trì trang thông tin điện tử của cơ quan mình hay không?
Việc thiết lập trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước khi thiết lập trang thông tin điện tử sử dụng tên miền .vn có cần thông báo với cơ quan có thẩm quyền không?
Căn cứ khoản 4 Điều 26 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định một trong những nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước bao gồm:
Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
...
4. Thiết lập trang thông tin điện tử phù hợp với quy định tại Điều 23 và Điều 28 của Luật này.
Theo đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc thiết lập trang thông tin điện tử được quy định cụ thể tại Điều 23 Luật Công nghệ thông tin 2006 như sau:
Thiết lập trang thông tin điện tử
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thiết lập trang thông tin điện tử theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm quản lý nội dung và hoạt động trang thông tin điện tử của mình.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” khi thiết lập trang thông tin điện tử không cần thông báo với Bộ Bưu chính, Viễn thông. Tổ chức, cá nhân khi thiết lập trang thông tin điện tử không sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” phải thông báo trên môi trường mạng với Bộ Bưu chính, Viễn thông những thông tin sau đây:
a) Tên tổ chức ghi trong quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép mở văn phòng đại diện; tên cá nhân;
b) Số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh thư nhân dân hoặc số, ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu của cá nhân;
c) Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hoặc nơi thường trú của cá nhân;
d) Số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử;
đ) Các tên miền đã đăng ký.
3.Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này, khi thay đổi thông tin thì phải thông báo về sự thay đổi đó.
4. Trang thông tin điện tử được sử dụng cho hoạt động báo chí phải thực hiện quy định của Luật này, pháp luật về báo chí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Trang thông tin điện tử được sử dụng cho hoạt động kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh phải thực hiện quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, có thể thấy trường hợp cơ quan nhà nước sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” khi thiết lập trang thông tin điện tử thì không cần thông báo với Bộ Bưu chính, Viễn thông.
Việc thiết lập trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước khi thiết lập trang thông tin điện tử sử dụng tên miền .vn có cần thông báo với cơ quan có thẩm quyền không?
Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có bắt buộc phải chứa hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định chi tiết về trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước như sau:
Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
...
2. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải có những thông tin chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị trực thuộc;
b) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan;
c) Quy trình, thủ tục hành chính được thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc, tên của người chịu trách nhiệm trong từng khâu thực hiện quy trình, thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính;
d) Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lược, quy hoạch chuyên ngành;
đ) Danh mục địa chỉ thư điện tử chính thức của từng đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức có thẩm quyền;
e) Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công;
g) Danh mục các hoạt động trên môi trường mạng đang được cơ quan đó thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;
h) Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân.
...
Có thể thấy, một trong những nội dung chủ yếu bắt buộc phải có trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan.
Do đó, trường hợp cơ quan bạn được phép thiết lập trang thông tin điện tử thì phải đảm bảo đăng tải hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan theo quy định trên.
Cơ quan nhà nước có thể sử dụng ngân sách nhà nước được giao để phục vụ việc xây dựng và duy trì trang thông tin điện tử của cơ quan mình hay không?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 64/2007/NĐ-CP quy định liên quan đến việc đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước cụ thể như sau:
Đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
1. Kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước bao gồm kinh phí ngân sách nhà nước (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Nội dung đầu tư thực hiện theo khoản 1 Điều 63 của Luật Công nghệ thông tin và bao gồm:
a) Xây dựng mới, bảo trì, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật;
b) Xây dựng mới, mua sắm, bảo trì, nâng cấp phần mềm;
c) Xây dựng, cập nhật, duy trì và sao lưu cơ sở dữ liệu, các hệ thống thông tin quản lý;
d) Tích hợp hệ thống;
đ) Xây dựng, duy trì, nâng cấp hệ thống kỹ thuật và nghiệp vụ bảo đảm an toàn thông tin;
e) Xây dựng và duy trì trang thông tin điện tử;
g) Xây dựng và duy trì các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng;
h) Xây dựng, bổ sung quy định, quy chế về quản lý, khai thác và bảo trì các hệ thống thông tin;
i) Đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức, viên chức kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công; cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin;
k) Các hạng mục đầu tư khác cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông và các cơ quan liên quan xây dựng định mức chỉ sự nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.
Theo đó, cơ quan nhà nước được quyền sử dụng kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan mình (bao gồm kinh phí ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác) vào một số nội dung luật định, trong đó có việc xây dựng và duy trì trang thông tin điện tử.
Như vậy, cơ quan bạn có thể dùng nguồn ngân sách nhà nước được cấp để phục vụ hoạt động xây dựng và duy trì trang thông tin điện tử trong phạm vi được phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?