Việc thông báo cho cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại khi phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái có bắt buộc phải bằng văn bản hay không?
- Việc thông báo cho cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại khi phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái có bắt buộc phải bằng văn bản hay không?
- Cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường khi tiếp nhận thông báo về việc môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm mà không thuộc thẩm quyền thì phải làm gì?
- Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường bao gồm những nội dung nào?
Việc thông báo cho cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại khi phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái có bắt buộc phải bằng văn bản hay không?
Căn cứ tại Điều 112 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về thông báo thiệt hại đối với môi trường:
Theo đó, việc thông báo cho cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại khi phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái theo quy định tại khoản 1 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường 2020 phải được thực hiện bằng văn bản.
Văn bản thông báo thiệt hại đối với môi trường bao gồm các nội dung như sau:
- Thông tin của tổ chức, cá nhân phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái;
- Dấu hiệu, địa điểm về môi trường bị ô nhiễm, suy thoái;
- Nguồn nghi gây ô nhiễm, suy thoái;
- Các thiệt hại ban đầu xảy ra (nếu có);
- Chứng cứ khác có liên quan (nếu có);
- Các tài liệu khác có liên quan kèm theo (nếu có).
Lưu ý: việc thông báo cho cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại khi phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái không áp dụng đối với trường hợp môi trường bị ô nhiễm, suy thoái do một trong các nguyên nhân sau đây:
- Do thiên tai gây ra;
- Thuộc trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết phải tuân theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Việc thông báo cho cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại khi phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái có bắt buộc phải bằng văn bản hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường khi tiếp nhận thông báo về việc môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm mà không thuộc thẩm quyền thì phải làm gì?
Căn cứ tại Điều 113 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về trách nhiệm của cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường như sau:
Trách nhiệm của cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường
1. Tiếp nhận thông báo về việc môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, cơ quan tiếp nhận phải chuyển ngay thông báo và các tài liệu kèm theo đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường để giải quyết.
2. Kiểm tra, xác minh thông tin, lập biên bản về các dấu hiệu môi trường bị ô nhiễm, suy thoái. Biên bản phải có xác nhận của cán bộ xác minh, đại diện của dân cư nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp cơ quan giải quyết là Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.
3. Xác định tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
4. Tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
...
5. Thực hiện xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường trong trường hợp được tổ chức, cá nhân ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự.
Như vậy, cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường khi tiếp nhận thông báo về việc môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cơ quan tiếp nhận phải chuyển ngay thông báo và các tài liệu kèm theo đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường để giải quyết.
Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường bao gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 132 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì:
Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường bao gồm các nội dung sau đây:
- Xác định phạm vi, diện tích, khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái;
- Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, các loại hình hệ sinh thái, các loài bị thiệt hại;
- Xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, các loài.
Ngoài ra, việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại.
Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại.
Tóm lại, việc thông báo cho cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại khi phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái theo quy định tại khoản 1 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường 2020 phải được thực hiện bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?