Việc thống kê văn bản bí mật nhà nước đã tiếp nhận, phát hành hàng năm thuộc về trách nhiệm của cơ quan nhà nước nào?
Văn bản bí mật nhà nước khi thực hiện thống kê thì phải thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về việc thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi tiếp nhận, phát hành phải được thống kê theo trình tự thời gian và độ mật.
2. Bí mật nhà nước chứa trong thiết bị có tính năng lưu giữ, sao, chụp, phải được bảo vệ bằng biện pháp thích hợp bảo đảm an toàn.
3. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được lưu giữ, bảo quản ở nơi an toàn và có phương án bảo vệ.
Theo đó, văn bản bí mật nhà nước khi tiếp nhận, phát hành phải được thống kê theo trình tự thời gian và độ mật. Đối với bí mật nhà nước chứa trong thiết bị có tính năng lưu giữ, sao, chụp, phải được bảo vệ bằng biện pháp thích hợp bảo đảm an toàn.
Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được lưu giữ, bảo quản ở nơi an toàn và có phương án bảo vệ.
Việc thống kê văn bản bí mật nhà nước đã tiếp nhận, phát hành hàng năm thuộc về trách nhiệm của cơ quan nhà nước nào? (Hình từ Internet)
Việc thống kê văn bản bí mật nhà nước đã tiếp nhận, phát hành hàng năm thuộc về trách nhiệm của cơ quan nhà nước nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định về thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Hằng năm, các đơn vị Công an nhân dân phải thống kê tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đã tiếp nhận, phát hành theo trình tự thời gian và từng độ mật.
2. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được lưu giữ theo hồ sơ chuyên đề, đối tượng, lĩnh vực, có bảng thống kê chi tiết kèm theo, phải được bảo vệ bằng biện pháp thích hợp, bảo đảm an toàn do người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân quy định.
3. Nơi lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được xây dựng kiên cố; cửa ra, vào phải có khóa bảo vệ; trang bị phương tiện phòng, chống cháy, nổ, đột nhập, lấy cắp bí mật nhà nước và có phương án bảo vệ.
Như vậy, cơ quan nhà nước thực hiện thống kê văn bản bí mật nhà nước đã tiếp nhận và phát hành hàng năm là các đơn vị Công an nhân dân.
Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được lưu giữ theo hồ sơ chuyên đề, đối tượng, lĩnh vực, có bảng thống kê chi tiết kèm theo, phải được bảo vệ bằng biện pháp thích hợp, bảo đảm an toàn do người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân quy định.
Nơi lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được xây dựng kiên cố; cửa ra, vào phải có khóa bảo vệ; trang bị phương tiện phòng, chống cháy, nổ, đột nhập, lấy cắp bí mật nhà nước và có phương án bảo vệ.
Mẫu thống kê bí mật nhà nước mà các đơn vị Công an nhân dân đang sử dụng hiện nay là mẫu nào?
Căn cứ khoản 18 Điều 2 Thông tư 24/2020/TT-BCA quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
Biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước
1. Văn bản xác định độ mật đối với vật, địa điểm, lời nói, hoạt động, hình thức khác chứa bí mật nhà nước: Mẫu số 01.
2. Dấu chỉ độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật: Mẫu số 02.
3. Dấu ký hiệu A, B, C: Mẫu số 03.
4. Dấu Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước; dấu Gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước: Mẫu số 04.
5. Dấu Giải mật: Mẫu số 05.
6. Dấu điều chỉnh độ mật: Mẫu số 06.
7. Dấu Tài liệu thu hồi; dấu Chỉ người có tên mới được bóc bì: Mẫu số 07.
8. Dấu quản lý số lượng tài liệu bí mật nhà nước: Mẫu số 08.
9. Dấu sao, chụp bí mật nhà nước: Mẫu số 09.
10. Văn bản trích sao: Mẫu số 10.
11. Dấu Bản sao: Mẫu số 11.
12. Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước: Mẫu số 12.
13. Văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước: Mẫu số 13.
14. Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi: Mẫu số 14.
15. Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến: Mẫu số 15.
16. Sổ chuyển giao bí mật nhà nước: Mẫu số 16.
17. Văn bản đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước: Mẫu số 17.
18. Thống kê bí mật nhà nước: Mẫu số 18.
19. Sơ đồ vị trí dấu mật trên văn bản: Mẫu số 19.
Dẫn chiếu Mẫu số 18 Biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BCA quy định về mẫu thống kê bí mật nhà nước như sau:
MẪU SỐ 18
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an)
Theo đó, các đơn vị Công an nhân dân thực hiện thống kê bí mật nhà nước hàng năm theo biểu mẫu nêu trên.
Trong đó, các cột trong bảng thống kê bí mật nhà nước phải ghi như sau:
(1): Ghi số thứ tự tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được phát hành hoặc tiếp nhận, lưu giữ.
(2): Ghi số, ký hiệu, ngày, tháng, năm xác định tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
(3): Tên loại, trích yếu nội dung của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
(4): Ghi độ mật của tài liệu, vật chứa BMNN (Tuyệt mật, Tối mật, Mật hoặc ghi ký hiệu A, B, C).
(5): Ghi cụ thể ngày, tháng, năm xác định hoặc tiếp nhận, lưu giữ.
(6): Ghi cụ thể cơ quan, tổ chức xác định hoặc tiếp nhận, lưu giữ bí mật nhà nước.
(7): Ghi những nội dung cần thiết khác (bản sao, số lượng bản lưu giữ...).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?