Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng gồm các nội dung nào?
Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng gồm các nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 142/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
1. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục
a) Chính sách pháp luật về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
b) Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
c) Phương thức, thủ đoạn và nguy cơ gây xung đột thông tin trên mạng;
d) Kiến thức, kỹ năng chủ động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
đ) Biện pháp, kinh nghiệm ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
e) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
g) Các nội dung khác có liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
2. Hình thức thông tin, tuyên truyền, giáo dục
a) Gặp gỡ, trao đổi, đối thoại, thảo luận trực tiếp;
b) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, hiệp hội an toàn thông tin;
d) Thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt cộng đồng;
đ) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng gồm các nội dung sau:
- Chính sách pháp luật về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
- Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
- Phương thức, thủ đoạn và nguy cơ gây xung đột thông tin trên mạng;
- Kiến thức, kỹ năng chủ động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
- Biện pháp, kinh nghiệm ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
- Các nội dung khác có liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng gồm các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Việc hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng gồm những nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 142/2016/NĐ-CP thì việc hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng gồm những nội dung sau:
- Thứ nhất là hợp tác quốc tế thu thập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
+ Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
- Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về các vấn đề liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
+ Hỗ trợ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ nhằm tăng cường lực lượng cho cơ quan nghiệp vụ.
- Thứ hai là hợp tác quốc tế nhằm loại trừ nguy cơ xung đột thông tin mạng trên lãnh thổ của một nước nhằm vào nước khác;
+ Phối hợp điều tra khi có yêu cầu ngăn chặn xung đột thông tin mạng từ quốc tế, phù hợp với luật pháp Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Cuối cùng là tham vấn về các hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và hợp tác giải quyết những vấn đề liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các quốc gia.
Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng xã hội với mục đích nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 142/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các mục đích sau đây:
a) Phòng, chống chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
b) Ngăn chặn các lực lượng quân sự nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin; hoặc các tổ chức trong nước, nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin quân sự, quốc phòng, các hệ thống thông tin có cấp độ 3 trở lên mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đến quốc phòng.
3. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây mất an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin, gây tổn hại tới sản xuất, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và lợi ích công cộng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng xã hội với mục đích sau:
- Phòng, chống chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
- Ngăn chặn các lực lượng quân sự nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin; hoặc các tổ chức trong nước, nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin quân sự, quốc phòng, các hệ thống thông tin có cấp độ 3 trở lên mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đến quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?