Việc thu hồi nợ từ hoạt động cho ngân sách nhà nước vay được thực hiện như thế nào? Tiền lời từ hoạt động đầu tư này được sử dụng thế nào?
Việc thu hồi nợ từ hoạt động cho ngân sách nhà nước vay được thực hiện như thế nào?
Thu hồi nợ từ hoạt động cho ngân sách nhà nước vay (Hình từ Internet)
Theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 30/2016/NĐ-CP thì việc thu hồi nợ từ hoạt động cho ngân sách nhà nước vay được thực hiện như sau:
- Tiền gốc được thanh toán một lần khi đến hạn hoặc thanh toán trước hạn một hoặc nhiều lần và phải thanh toán đầy đủ khi đến hạn;
- Tiền lãi được thanh toán hằng năm tính trên số dư nợ cho vay và mức lãi suất cho vay của từng hợp đồng.
Thời điểm cụ thể tính lãi và thanh toán tiền lãi của từng khoản cho vay do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận nhưng phải ghi rõ trong hợp đồng cho vay.
Khi đến hạn trả nợ gốc mà ngân sách nhà nước chưa thanh toán cho Quỹ bảo hiểm xã hội thì xử lý thế nào?
Tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định về việc xử lý trong trường hợp đến hạn trả nợ gốc như sau:
Cho ngân sách nhà nước vay
…
5. Trường hợp đến hạn trả nợ gốc, Bộ Tài chính tập trung nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách, xử lý thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước, cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ chính phủ và các Mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, nếu Bộ Tài chính có văn bản đề nghị gia hạn thời gian trả nợ gốc hoặc vay lại Khoản nợ gốc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện như sau:
a) Trường hợp gia hạn nợ: Mỗi Khoản vay chỉ được gia hạn nợ một lần, thời hạn tối đa không quá 01 năm; lãi suất cho vay tiếp tục thực hiện theo mức lãi suất của hợp đồng khi đến hạn hoặc mức lãi suất do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận theo quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Trường hợp cho vay lại: Bộ Tài chính chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả hết tiền lãi của hợp đồng đến hạn trả nợ, sau đó cùng Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập lại hợp đồng cho vay theo quy định tại Khoản 6 Điều này; thời hạn cho vay ghi trong hợp đồng mới được tính từ ngày đến hạn trả nợ gốc của hợp đồng đến hạn. Căn cứ hợp đồng cho vay đến hạn và hợp đồng cho vay mới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hạch toán thu nợ gốc của Khoản vay đến hạn và cho vay theo hợp đồng mới, Bộ Tài chính hạch toán ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước;
c) Thủ tục gia hạn nợ, cho vay lại theo quy định tại Khoản này phải được hoàn thành trước khi đến hạn trả nợ gốc chậm nhất là 05 ngày làm việc.
Theo đó, nếu Bộ Tài chính có văn bản đề nghị gia hạn thời gian trả nợ gốc hoặc vay lại khoản nợ gốc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện như sau:
- Gia hạn nợ:
+ Mỗi Khoản vay chỉ được gia hạn nợ một lần, thời hạn tối đa không quá 01 năm;
+ Lãi suất cho vay tiếp tục thực hiện theo mức lãi suất của hợp đồng khi đến hạn hoặc mức lãi suất do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 30/2016/NĐ-CP;
- Cho vay lại:
+ Bộ Tài chính chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả hết tiền lãi của hợp đồng đến hạn trả nợ, sau đó cùng Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập lại hợp đồng cho vay theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định 30/2016/NĐ-CP;
+ Thời hạn cho vay ghi trong hợp đồng mới được tính từ ngày đến hạn trả nợ gốc của hợp đồng đến hạn.
Tiền lời từ hoạt động cho ngân sách nhà nước vay được sử dụng thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 30/2016/NĐ-CP thì toàn bộ số tiền sinh lời thu được hằng năm của hoạt động đầu tư theo quy định tại Nghị định 30/2016/NĐ-CP và số tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi phản ánh các khoản thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:
- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo nguyên tắc như sau:
+ Mức trích quỹ dự phòng rủi ro hằng năm tối đa không quá 2% số tiền sinh lời của hoạt động đầu tư cho đến khi số dư quỹ dự phòng rủi ro bằng 5% số dư nợ đầu tư vào các hình thức quy định tại điểm c và đ khoản 1 Điều 4 Nghị định 30/2016/NĐ-CP của năm trước liền kề.
Mức trích cụ thể hằng năm do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định;
+ Quỹ dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp cho số tiền đầu tư bị rủi ro được xử lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định 30/2016/NĐ-CP;
+ Quỹ dự phòng rủi ro trong thời gian chưa sử dụng, được sử dụng đầu tư vào các hình thức quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 4 Nghị định 30/2016/NĐ-CP.
- Phần còn lại phân bổ vào các quỹ theo tỷ lệ số dư bình quân của từng quỹ trên tổng số dư bình quân của các quỹ trong năm và sử dụng như sau:
+ Tiền sinh lời phân bổ vào quỹ bảo hiểm xã hội sau khi trích chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, số còn lại bổ sung vào các quỹ thành phần theo tỷ lệ số dư bình quân của từng quỹ thành phần trên tổng số dư bình quân của các quỹ thành phần trong năm;
+ Tiền sinh lời phân bổ vào quỹ bảo hiểm y tế được bổ sung vào quỹ dự phòng để điều tiết chung;
+ Tiền sinh lời phân bổ vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp được bổ sung vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?