Việc thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam phải được tiến hành bởi tổ chức thử nghiệm như thế nào?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp thắc mắc như sau việc thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam phải được tiến hành bởi tổ chức thử nghiệm như thế nào? Câu hỏi của anh O.P.I đến từ TP.HCM.

Việc thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam phải được tiến hành bởi tổ chức thử nghiệm như thế nào?

Căn cứ tại Điều 146 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam như sau:

Hồ sơ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam
1. Văn bản đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Báo cáo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIII ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Kết quả thử nghiệm sản phẩm có thời hạn không quá 06 tháng, tính đến ngày Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ kèm theo mẫu sản phẩm đăng ký chứng nhận. Việc thử nghiệm sản phẩm phải được tiến hành bởi các tổ chức thử nghiệm đáp ứng quy định tại Điều 149 Nghị định này.
4. Bản vẽ hoặc bản chụp kiểu dáng công nghiệp có kích cỡ 21 cm x 29 cm và thuyết minh các thông số kỹ thuật của sản phẩm.
5. Hồ sơ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam chỉ có giá trị trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ. Nếu quá 06 tháng, tổ chức, cá nhân phải lập bộ hồ sơ mới đề nghị chứng nhận.

Như vậy, việc thử nghiệm sản phẩm phải được tiến hành bởi các tổ chức thử nghiệm đáp ứng quy định tại Điều 149 Nghị định 08/2022/NĐ-CP cụ thể như sau:

- Cơ quan, tổ chức được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được chứng nhận theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.

- Tổ chức thử nghiệm trong nước và nước ngoài được công nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 bởi tổ chức công nhận là thành viên tham gia ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF), Hiệp hội Công nhận Châu Á - Thái Bình Dương (APAC), Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC).

Việc thử nghiệm sản phẩm phải được tiến hành bởi các tổ chức thử nghiệm

Việc thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam phải được tiến hành bởi tổ chức thử nghiệm như thế nào? (Hình từ Internet)

Hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam được tổ chức họp khi nào?

Căn cứ tại Điều 77 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam như sau:

Đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam
1. Việc đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam thực hiện theo trình tự sau: thành lập hội đồng đánh giá; tiến hành khảo sát thực tế; họp hội đồng đánh giá; trong trường hợp cần thiết, tổ chức đánh giá sự phù hợp với bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam.
2. Hội đồng đánh giá có tối thiểu 07 thành viên, trong đó: chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch hội đồng, ủy viên thư ký là công chức của cơ quan được giao đánh giá; các ủy viên là đại diện bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường hoặc sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận.
3. Hội đồng được tổ chức họp để đánh giá hồ sơ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam khi có sự tham gia của tối thiểu 2/3 (hai phần ba) số thành viên.
4. Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam, quyết định thành lập hội đồng, bản nhận xét của thành viên hội đồng và biên bản họp hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam theo quy định tại Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 04 và Mẫu số 05 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, Hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam được tổ chức họp để đánh giá hồ sơ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam khi có sự tham gia của tối thiểu 2/3 (hai phần ba) số thành viên.

Bên cạnh đó, số lượng thành viên tối thiểu của Hội đồng đánh giá là 07 thành viên, trong đó:

- Chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch hội đồng, ủy viên thư ký là công chức của cơ quan được giao đánh giá;

- Các ủy viên là đại diện bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường hoặc sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận.

Nội dung chính tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam được quy định như thế nào?

Nội dung chính tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT; cụ thể như sau:

- Ký hiệu tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam:

NSTVN-số hiệu: năm ban hành

Tên sản phẩm, dịch vụ

- Loại hình, tác động môi trường của sản phẩm/dịch vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường:

+ Mô tả loại hình sản phẩm, dịch vụ:

+ Tác động môi trường của sản phẩm/dịch vụ:

+ Mục tiêu bảo vệ môi trường:

- Thuật ngữ:

Thông tin về các thuật ngữ chứng chỉ quốc tế liên quan đến sản phẩm/dịch vụ đề nghị chứng nhận.

- Tiêu chí:

+ Tiêu chí chung

+ Các tiêu chí cụ thể: nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu; công nghệ sản xuất; hệ thống quản lý môi trường; đặc tính kỹ thuật, giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm của sản phẩm, dịch vụ; thu hồi, tái chế, xử lý, thải bỏ; tiêu chí có liên quan khác.

Nhãn sinh thái
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dịch vụ thân thiện môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam có được hưởng ưu đãi, hỗ trợ không?
Pháp luật
Nhãn sinh thái Việt Nam là gì? Hồ sơ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam bao gồm những gì?
Pháp luật
Việc quan trắc, phân tích, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ với tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam được thực hiện bởi tổ chức nào?
Pháp luật
Việc thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam phải được tiến hành bởi tổ chức thử nghiệm như thế nào?
Pháp luật
Dựa vào đâu để đánh giá sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Nhãn sinh thái được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào? Nhãn sinh thái Việt Nam bị thu hồi trong trường hợp nào?
Pháp luật
Bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam: Đánh giá sản phẩm, nộp và tiếp nhận đăng ký kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế như thế nào?
Pháp luật
Nhãn sinh thái có bao nhiêu loại? Trình tự chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam gồm những hoạt động nào?
Pháp luật
Muốn thay đổi địa chỉ trên nội dung quyết định chứng nhận nhãn sinh thái thì phải làm như thế nào? Trình thự, thủ tục chứng nhận nhãn sinh thái ra sao?
Pháp luật
Tiêu chí nhãn sinh thái của sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường là gì? Cần chuẩn bị những gì để đề nghị chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhãn sinh thái
396 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhãn sinh thái

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhãn sinh thái

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào