Việc thực hiện các hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc phải đảm bảo những nguyên tắc nào theo quy định?
Hóa chất độc là gì? Ứng phó sự cố hóa chất độc gồm những hoạt động nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hóa chất độc là hóa chất có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm sau: Độc cấp tính; độc mãn tính; gây kích ứng với con người; gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; gây biến đổi gen; độc đối với sinh sản; tích luỹ sinh học; ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy; độc hại đến môi trường.
Danh mục hóa chất độc tại Phụ lục kèm theo Quy chế này.
2. Cơ sở hóa chất độc là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, vận chuyển, sử dụng hóa chất độc.
3. Sự cố hóa chất độc là tình trạng rò rỉ, cháy, nổ, phát tán hóa chất độc gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường.
4. Ứng phó sự cố hóa chất độc là các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư nhằm xử lý kịp thời, giảm thiểu tối đa thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra.
5. Khắc phục hậu quả sự cố hóa chất độc là các hoạt động nhằm làm sạch đất, nước, hệ sinh thái khu vực bị nhiễm hóa chất độc và các biện pháp hạn chế thiệt hại, phục hồi môi sinh, môi trường sau sự cố hóa chất độc.
6. Hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc là tất cả các hoạt động từ việc chuẩn bị, ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố hóa chất độc.
7. Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc là dự kiến các nguy cơ, tình huống sự cố có khả năng xảy ra sự cố hóa chất độc cùng các phương án ứng phó trong tình huống dự kiến đó, các chương trình huấn luyện, diễn tập để đảm bảo sự sẵn sàng các nguồn lực kịp thời ứng phó khi sự cố hóa chất độc xảy ra trên thực tế.
...
Như vậy, theo quy định, hóa chất độc là hóa chất có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm sau:
- Độc cấp tính;
- Độc mãn tính;
- Gây kích ứng với con người;
- Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư;
- Gây biến đổi gen;
- Độc đối với sinh sản;
- Tích luỹ sinh học;
- Ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;
- Độc hại đến môi trường.
Ứng phó sự cố hóa chất độc là các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư nhằm xử lý kịp thời, giảm thiểu tối đa thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra.
Hóa chất độc là gì? Ứng phó sự cố hóa chất độc gồm những hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện các hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc phải đảm bảo những nguyên tắc nào theo quy định?
Căn cứ Điều 4 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc trong hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc như sau:
Nguyên tắc trong hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc
1. Tích cực phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, đầu tư trang thiết bị, các phương án hợp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố hóa chất độc.
2. Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin sự cố hóa chất độc kịp thời, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó.
3. Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị và ứng phó sự cố hóa chất độc, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
4. Chủ động ứng phó gần nguồn hóa chất độc để ngăn chặn, hạn chế hóa chất độc rò rỉ, phát tán ra môi trường. Giám sát chặt chẽ nguy cơ lan tỏa hóa chất độc vào đường bờ để xác định thứ tự ưu tiên và tiến hành các biện pháp bảo vệ các khu vực ưu tiên bảo vệ.
5. Đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ trong ứng phó sự cố.
6. Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.
7. Bên gây ra sự cố hóa chất độc phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, việc thực hiện các hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
(1) Tích cực phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, đầu tư trang thiết bị, các phương án hợp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố hóa chất độc.
(2) Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin sự cố hóa chất độc kịp thời, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó.
(3) Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị và ứng phó sự cố hóa chất độc, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
(4) Chủ động ứng phó gần nguồn hóa chất độc để ngăn chặn, hạn chế hóa chất độc rò rỉ, phát tán ra môi trường.
Giám sát chặt chẽ nguy cơ lan tỏa hóa chất độc vào đường bờ để xác định thứ tự ưu tiên và tiến hành các biện pháp bảo vệ các khu vực ưu tiên bảo vệ.
(5) Đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ trong ứng phó sự cố.
(6) Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.
(7) Bên gây ra sự cố hóa chất độc phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra theo quy định của pháp luật.
Bộ Công an có trách nhiệm gì trong việc ứng phó sự cố hóa chất độc?
Căn cứ Điều 30 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm của Bộ Công an như sau:
Bộ Công an
1. Chỉ đạo lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn xây dựng phương án phối hợp ứng phó sự cố hóa chất độc trên địa bàn tỉnh.
2. Chỉ đạo bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ hiện trường khu vực xảy ra sự cố hóa chất độc cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Như vậy, theo quy định, trong việc ứng phó sự cố hóa chất độc thì Bộ Công an có các trách nhiệm sau đây:
(1) Chỉ đạo lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn xây dựng phương án phối hợp ứng phó sự cố hóa chất độc trên địa bàn tỉnh.
(2) Chỉ đạo bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ hiện trường khu vực xảy ra sự cố hóa chất độc cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?