Việc thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do Bộ Tài Nguyên và Môi trường thực hiện đúng không?
- Việc thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do Bộ Tài Nguyên và Môi trường thực hiện đúng không?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ban hành hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính không?
- Việc thực hiện đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Việc thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do Bộ Tài Nguyên và Môi trường thực hiện đúng không?
Theo căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
1. Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng.
3. Các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình.
Theo quy định nêu trên thì các đối tượng sau đây thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính:
- Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng.
- Các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình.
Như vậy, không chỉ Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính mà còn có các Bộ khác và các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính cũng có trách nhiệm thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Việc thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do Bộ Tài Nguyên và Môi trường thực hiện đúng không? (hình từ internet)
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ban hành hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính không?
Theo điểm a khoản 4 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
...
3. Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, cập nhật 02 năm một lần trên cơ sở tỷ trọng phát thải khí nhà kính trên tổng phát thải khí nhà kính quốc gia; điều kiện và tình hình phát triển kinh tế - xã hội; tiêu thụ nhiên liệu, năng lượng trên đơn vị sản phẩm, dịch vụ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; ban hành hệ thống quốc gia kiểm kê khí nhà kính; hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
b) Định kỳ xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia 02 năm một lần;
c) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính và kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với lĩnh vực, cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
...
Như vậy, Bộ Tài Nguyên và Môi trường có trách nhiệm ban hành hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Việc thực hiện đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về yêu cầu về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau:
- Đo đạc phải được thực hiện theo quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành, đảm bảo độ chính xác, tính minh bạch, liên tục và nhất quán của kết quả đo đạc. Phương pháp đo đạc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành trên cơ sở các quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện của Việt Nam;
- Báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải thể hiện đầy đủ, chính xác thông tin về phương pháp đo đạc, số liệu hoạt động, hệ số phát thải áp dụng, giải pháp công nghệ, phương thức quản lý để giảm phát thải khí nhà kính và kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Báo cáo phải bảo đảm tính toàn diện của các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; được xây dựng theo các quy định về biểu mẫu, phương thức và thời gian quy định tại quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định được cơ quan có thẩm quyền ban hành;
- Thẩm định báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do đơn vị đủ điều kiện thực hiện theo trình tự do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định, tuân thủ các hướng dẫn chi tiết của các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này. Kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được cơ quan có thẩm quyền công bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?