Việc tiếp nhận quản lý, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với đơn vị ủy thác chỉ được thực hiện khi nào?
- Việc quản lý, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với đơn vị ủy thác được hiểu như thế nào?
- Việc tiếp nhận quản lý, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với đơn vị ủy thác chỉ được thực hiện khi nào?
- Ngân hàng Phát triển có quyền và trách nhiệm gì trong việc tiếp nhận quản lý, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác?
Việc quản lý, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với đơn vị ủy thác được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 8 Điều 2 Quy chế quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-HĐQL năm 2007 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Đối với ủy thác: Là các tổ chức trong nước ủy thác nguồn vốn đầu tư của mình cho NHPT quản lý, thanh toán, cho vay đối với các dự án đầu tư.
6. Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được giao quản lý và sử dụng vốn đầu tư ủy thác để đầu tư dự án theo quy định của pháp luật.
7. Quản lý thanh toán vốn đầu tư nhận ủy thác: là việc NHPT (Chi nhánh NHPT) thực hiện quản lý, thanh toán vốn đầu tư cho các dự án đầu tư theo Hợp đồng ủy thác quản lý, thanh toán vốn đầu tư ký giữa NHPT (Chi nhánh NHPT) với Đơn vị ủy thác.
8. Quản lý, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác: là việc NHPT (Chi nhánh NHPT) thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay đối với các dự án đã được Đơn vị ủy thác quyết định cho vay và ủy thác cho NHPT (Chi nhánh NHPT) cho vay, thi hồi nợ vay theo Hợp đồng ủy thác quản lý, cho vay vốn đầu tư ký giữa NHPT (Chi nhánh NHPT) với Đơn vị ủy thác.
9. Hợp đồng ủy thác: là Hợp đồng ủy thác quản lý, thanh toán vốn đầu tư (đối với quản lý thanh toán vốn đầu tư nhận ủy thác) hoặc hợp đồng ủy thác quản lý, cho vay vốn đầu tư (đối với quản lý, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác) được ký bằng văn bản giữa NHPT và Đơn vị ủy thác.
Như vậy, quản lý, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với đơn vị ủy thác được hiểu là việc Ngân hàng Phát triển thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay đối với các dự án đã được Đơn vị ủy thác quyết định cho vay và ủy thác cho Ngân hàng Phát triển cho vay, thu hồi nợ vay theo Hợp đồng ủy thác quản lý, cho vay vốn đầu tư.
Việc quản lý, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với đơn vị ủy thác được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc tiếp nhận quản lý, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với đơn vị ủy thác chỉ được thực hiện khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-HĐQL năm 2007 quy định về tiếp nhận quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác như sau:
Tiếp nhận quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác
1. Việc tiếp nhận quản lý, thanh toán, cho vay nguồn vốn đầu tư nhận ủy thác chỉ được thực hiện sau khi Đơn vị ủy thác và NHPT (Chi nhánh NHPT) đã ký Hợp đồng ủy thác. Hợp đồng ủy thác được ký trên cơ sở thỏa thuận giữa Đơn vị ủy thác và NHPT (Chi nhánh NHPT)
2. Trường hợp Đơn vị ủy thác cho NHPT quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư đối với nhiều dự án và thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Đơn vị ủy thác trực tiếp ký Hợp đồng ủy thác với NHPT. Sau khi ký hợp đồng ủy thác, NHPT có văn bản giao nhiệm vụ cho các Chi nhánh NHPT trực tiếp quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư ủy thác cho các dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn từng tỉnh.
3. Chi nhánh NHPT xem xét, quyết định nhận hay không nhận việc quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư ủy thác đối với các dự án trên địa bàn tỉnh theo đề nghị của Đơn vị ủy thác. Trường hợp nhận ủy thác, Chi nhánh NHPT tiếp nhận hồ sơ, thỏa thuận với Đơn vị ủy thác về nội dung Hợp đồng ủy thác và trực tiếp ký Hợp đồng ủy thác với Đơn vị ủy thác.
Như vậy, theo quy định thì việc tiếp nhận quản lý, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác chỉ được thực hiện sau khi Đơn vị ủy thác và Ngân hàng Phát triển đã ký Hợp đồng ủy thác.
Ngân hàng Phát triển có quyền và trách nhiệm gì trong việc tiếp nhận quản lý, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác?
Căn cứ Điều 28 Quy chế quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-HĐQL năm 2007 quy định về quyền và trách nhiệm của Ngân hàng Phát triển như sau:
Quyền và trách nhiệm của NHPT
1. Được quyền yêu cầu Đơn vị ủy thác thực hiện đúng các điều khoản của Hợp đồng ủy thác.
2. Thực hiện đúng các điều khoản của Hợp đồng ủy thác.
3. Hướng dẫn, kiểm tra Chi nhánh NHPT trong việc thực hiện Quy chế này.
4. Chỉ đạo các Chi nhánh NHPT giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư ủy thác.
5. Kiến nghị, phối hợp với Đơn vị ủy thác, các cơ quan có liên quan xử lý những tồn tại, vướng mắc trong quản lý, thanh toán, cho vay và xử lý nợ vay vốn đầu tư nhận ủy thác. Việc xử lý nợ vay đối với dự án chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của Đơn vị ủy thác.
Như vậy, theo quy định thì Ngân hàng Phát triển có các quyền và trách nhiệm sau:
(1) Được quyền yêu cầu Đơn vị ủy thác thực hiện đúng các điều khoản của Hợp đồng ủy thác.
(2) Thực hiện đúng các điều khoản của Hợp đồng ủy thác.
(3) Hướng dẫn, kiểm tra Chi nhánh Ngân hàng Phát triển trong việc thực hiện Quy chế quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-HĐQL năm 2007.
(4) Chỉ đạo các Chi nhánh Ngân hàng Phát triển giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư ủy thác.
(5) Kiến nghị, phối hợp với Đơn vị ủy thác, các cơ quan có liên quan xử lý những tồn tại, vướng mắc trong quản lý, thanh toán, cho vay và xử lý nợ vay vốn đầu tư nhận ủy thác.
Lưu ý: Việc xử lý nợ vay đối với dự án chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của Đơn vị ủy thác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?