Việc tiếp nhận văn bản bí mật nhà nước được gửi đến cơ quan đơn vị phải được tiến hành thực hiện như thế nào?

Khi tiếp nhận văn bản bí mật nhà nước được gửi đến thì cơ quan đơn vị tiếp nhận phải bảo đảm tình trạng của văn bản như thế nào? Thực hiện tiếp nhận văn bản bí mật nhà nước đến ra sao? Mẫu sổ quản lý văn bản bí mật nhà nước đến hiện nay dùng theo mẫu sổ nào? Câu hỏi của anh Huy từ TP.HCM

Việc tiếp nhận văn bản bí mật nhà nước được gửi đến cơ quan đơn vị phải được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định về việc nhận văn bản bí mật nhà nước như sau:

Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
3. Việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
a) Sau khi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến”;
b) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì đóng dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Công an nhân dân hoặc người được lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Công an nhân dân ủy quyền giải quyết;
c) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyển đến lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Công an nhân dân nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo cho nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục. Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân để có biện pháp xử lý.
...

Theo quy định trên, thì khi nhận văn bản bí mật nhà nước được gửi đến cơ quan đơn vị thì phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến”.

Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì.

Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì đóng dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Công an nhân dân hoặc người được lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Công an nhân dân ủy quyền giải quyết;

Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyển đến lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Công an nhân dân nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo cho nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục.

Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân để có biện pháp xử lý.

Việc tiếp nhận văn bản bí mật nhà nước được gửi đến cơ quan đơn vị phải được tiến hành thực hiện như thế nào?

Việc tiếp nhận văn bản bí mật nhà nước được gửi đến cơ quan đơn vị phải được tiến hành thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Văn bản bí mật nhà nước khi gửi đến các cơ quan đơn vị khác phải bảo đảm tình trạng như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 13 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:

Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
3. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải thực hiện theo nguyên tắc giữ kín, niêm phong.
....

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 104/2021/TT-BCA cũng quy định về việc gửi văn bản bí mật nhà nước như sau:

Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
....
2. Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
a) Trước khi giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đồng ý;
b) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc;
Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì: bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của đơn vị ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu chữ “A”;
Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” hoặc chữ “C” tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bên trong.
...

Theo đó, văn bản bí mật nhà nước được gửi đến các cơ quan đơn vị khác phải bảo đảm giữ kín, niêm phong.

Phải làm bì hoặc đóng gói riêng cho văn bản bí mật nhà nước được gửi đi. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc.

Cần đảm bảo bì đựng văn bản bí mật nhà nước vẫn còn nguyên vẹn từ lúc gửi đến lúc cơ quan đơn vị tiếp nhận nhận được văn bản.

Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến hiện nay sử dụng theo mẫu sổ nào?

Theo Phụ lục 15 Biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BCA quy định về mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước đến như sau:

MẪU SỐ 15
SỔ ĐĂNG KÝ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC ĐẾN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an)
1. Mẫu số
Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến được in sẵn, kích thước 210mm x 297mm.
a) Bìa và trang đầu
Bìa và trang đầu của sổ đăng ký bí mật nhà nước đến được trình bày tương tự như bìa và trang đầu của sổ đăng ký bí mật nhà nước đi, chỉ khác tên gọi là "SỔ ĐĂNG KÝ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC ĐẾN".
b) Phần đăng ký bí mật nhà nước đến
Phần quản lý bí mật nhà nước đến được trình bày trên trang giấy khổ A4 (210mm x 297mm) bao gồm 09 cột theo mẫu sau:
Quản lý sổ đăng ký bí mật nhà nước đến
2. Hướng dẫn đăng ký
Cột 1: Ghi số thứ tự từ 01 đến khi sử dụng hết quyển số.
Cột 2: Ghi theo ngày, tháng được ghi trên dấu đến.
Cột 3: Ghi theo số được ghi trên dấu đến.
Cột 4: Ghi cơ quan, tổ chức ban hành tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Cột 5: Ghi số và ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đến.
Cột 6: Ghi ngày, tháng, năm của văn bản mật đến; đối với những ngày dưới 10 và tháng 1, 2 thì phải thêm số 0 ở trước, ví dụ: 03/01, 27/7, 31/12.
Cột 7: Ghi tên loại và trích yếu nội dung của tài liệu, bí mật nhà nước đến.
Cột 8: Ghi rõ độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước (Tuyệt mật, Tối mật, Mật hoặc ghi ký hiệu A, B, C).
Cột 9: Ghi tên đơn vị hoặc cá nhân nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đến.
Cột 10: Ghi những nội dung cần thiết khác.

Như vậy, sổ đăng ký bí mật nhà nước đến sử dụng theo mẫu sổ nêu trên. Thực hiện đăng ký văn bản bí mật nhà nước đến như sau:

Cột 1: Ghi số thứ tự từ 01 đến khi sử dụng hết quyển số.

Cột 2: Ghi theo ngày, tháng được ghi trên dấu đến.

Cột 3: Ghi theo số được ghi trên dấu đến.

Cột 4: Ghi cơ quan, tổ chức ban hành tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

Cột 5: Ghi số và ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đến.

Cột 6: Ghi ngày, tháng, năm của văn bản mật đến; đối với những ngày dưới 10 và tháng 1, 2 thì phải thêm số 0 ở trước, ví dụ: 03/01, 27/7, 31/12.

Cột 7: Ghi tên loại và trích yếu nội dung của tài liệu, bí mật nhà nước đến.

Cột 8: Ghi rõ độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước (Tuyệt mật, Tối mật, Mật hoặc ghi ký hiệu A, B, C).

Cột 9: Ghi tên đơn vị hoặc cá nhân nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đến.

Cột 10: Ghi những nội dung cần thiết khác.

Bí mật nhà nước Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Bí mật nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bí mật nhà nước độ tuyệt mật gồm những thông tin nào?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước của tổ chức Công đoàn Việt Nam như thế nào?
Pháp luật
Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và đầu tư thuộc về ai?
Pháp luật
Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong tổ chức Công đoàn Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chủ thể duy nhất có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật nhà nước là Thủ tướng Chính phủ có đúng không?
Pháp luật
Cục An ninh chính trị nội bộ có trách trách nhiệm tham mưu giúp Bộ Công an thực hiện những công việc nào trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước?
Pháp luật
Thông tin quan trọng nào về kinh tế sẽ thuộc phạm vi bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Những bí mật nhà nước đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội sẽ được giải mật đúng không?
Pháp luật
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam là những hành vi nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Pháp luật
Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bí mật nhà nước
48,056 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bí mật nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bí mật nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào