Việc tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh được quy định như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh được quy định ra sao?
- Việc tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh được quy định như thế nào?
- Trường hợp nào có thể tạm ngừng giao dịch chứng khoán phái sinh trên thị trường?
- Sở giao dịch chứng khoán có quyền gì đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh?
- Sở giao dịch chứng khoán có nghĩa vụ gì đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh?
Việc tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh được quy định như thế nào?
Việc tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh thuộc về trách nhiệm của Sở giao dịch chứng khoán được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
- Sở giao dịch chứng khoán tổ chức thị trường giao dịch cho chứng khoán phái sinh như:
+ Hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn niêm yết dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phủ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh;
+ Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn giao dịch thỏa thuận dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán, chỉ số chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán.
- Sở giao dịch chứng khoán chịu trách nhiệm tổ chức, vận hành hoạt động của thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh theo quy định tại Luật Chứng khoán, Nghị định này, các văn bản pháp luật liên quan và Điều lệ của Sở giao dịch chứng khoán.
Tổ chức việc giao dịch chứng khoán phái sinh được quy định như thế nào?
Trường hợp nào có thể tạm ngừng giao dịch chứng khoán phái sinh trên thị trường?
Sở giao dịch chứng khoán có thể tạm ngừng giao dịch một, một số hoặc toàn bộ chứng khoán phái sinh trên thị trường sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận khi xảy ra các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
- Không thể xác định được giá trị của tài sản cơ sở do thị trường cơ sở ngừng giao dịch, tài sản cơ sở bị tạm ngừng giao dịch trong vòng 03 ngày làm việc;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc sự cố kỹ thuật tại hệ thống giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, thanh toán chứng khoán;
- Theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán.
Sở giao dịch chứng khoán có quyền gì đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 158/2020/NĐ-CP thì quyền của Sở giao dịch chứng khoán đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh bao gồm:
- Thiết kế sản phẩm, niêm yết, tổ chức giao dịch cho chứng khoán phái sinh niêm yết và ban hành các quy chế nghiệp vụ sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
- Chấp thuận đăng ký, từ chối đăng ký, đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường.
- Trường hợp thành viên giao dịch bị đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách thành viên không thể thực hiện được thỏa thuận, xác lập thành viên giao dịch thay thế, Sở giao dịch chứng khoán có quyền chỉ định thành viên giao dịch thay thế để tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của thành viên giao dịch bị đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách thành viên.
- Yêu cầu Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp kịp thời và đầy đủ các thông tin cần thiết nhằm thực hiện công tác giám sát và tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh theo quy định của pháp luật.
- Các quyền khác.
Sở giao dịch chứng khoán có nghĩa vụ gì đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh?
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 158/2020/NĐ-CP thì nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh bao gồm:
- Bảo đảm hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động của thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh; tổ chức hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh, giám sát và công bố thông tin về giao dịch chứng khoán phái sinh theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, giám sát việc duy trì điều kiện đăng ký làm thành viên, việc tuân thủ quy chế của Sở giao dịch chứng khoán và quy định của pháp luật liên quan của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường; kịp thời báo cáo đầy đủ, chính xác về hoạt động thị trường, hoạt động của các thành viên cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định hoặc khi có yêu cầu hoặc khi phát hiện vi phạm.
- Phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bảo đảm hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh, hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh an toàn, hiệu quả;
- Các nghĩa vụ khác.
Như vậy, trên đây là nội dung liên quan đến việc tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh được pháp luật về chứng khoán quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân thế nào? Lực lượng vũ trang nhân dân có bao gồm Quân đội nhân dân?
- Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước gồm các nhiệm vụ nào? Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở nào?
- Vị thành niên là gì? Độ tuổi vị thành niên? Đặc điểm tâm sinh lý vị thành niên? Dấu hiệu dậy thì thời kỳ vị thành niên ở nam và nữ?
- 09 Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân, tập thể theo Nghị định 98? Cách ghi Báo cáo thành tích cá nhân, tập thể?
- Viên chức tư vấn học sinh hạng 3 phải tốt nghiệp trình độ gì? Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức tư vấn học sinh hạng 3?