Việc tổ chức ký điều ước quốc tế được quy định như thế nào? Văn bản điều ước quốc tế sau khi ký được gửi cho cơ quan nào?
Việc rà soát, đối chiếu văn bản điều ước quốc tế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về rà soát, đối chiếu văn bản điều ước quốc tế như sau:
Rà soát, đối chiếu văn bản điều ước quốc tế
Trước khi tiến hành ký tắt điều ước quốc tế, ký điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất phối hợp với Bộ Ngoại giao và cơ quan nhà nước có liên quan rà soát, đối chiếu văn bản bằng tiếng Việt với văn bản bằng tiếng nước ngoài để bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức.
Theo đó, trước khi tiến hành ký tắt điều ước quốc tế, ký điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất phối hợp với Bộ Ngoại giao và cơ quan nhà nước có liên quan rà soát, đối chiếu văn bản bằng tiếng Việt với văn bản bằng tiếng nước ngoài để bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức.
Ký điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Việc tổ chức ký điều ước quốc tế được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 24 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về ký điều ước quốc tế như sau:
Ký điều ước quốc tế
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao hoàn thành thủ tục ký và văn bản điều ước quốc tế, tổ chức ký điều ước quốc tế theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
2. Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã quyết định cho ký điều ước quốc tế nhưng chưa thể tổ chức ký thì cơ quan đề xuất có trách nhiệm kịp thời báo cáo và kiến nghị biện pháp xử lý với Chính phủ, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao để phối hợp.
3. Trong trường hợp có những thay đổi liên quan đến danh nghĩa ký, quyền, nghĩa vụ của bên Việt Nam, quy định trái hoặc chưa được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, quy định trái pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc có những thay đổi cơ bản so với nội dung văn bản điều ước quốc tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho ký thì cơ quan đề xuất phải trình lại về việc ký điều ước quốc tế theo quy định tại Mục 2 của Chương này.
4. Chủ tịch nước, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ký điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội.
Theo quy định trên, cơ quan đề xuất có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao hoàn thành thủ tục ký và văn bản điều ước quốc tế, tổ chức ký điều ước quốc tế theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
Việc tổ chức ký điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định tại Điều 24 nêu trên.
Chủ tịch nước, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ký điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội.
Văn bản điều ước quốc tế sau khi ký được gửi cho cơ quan nào?
Căn cứ Điều 26 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về trách nhiệm gửi văn bản điều ước quốc tế sau khi ký như sau:
Trách nhiệm gửi văn bản điều ước quốc tế sau khi ký
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày điều ước quốc tế hai bên được ký ở trong nước hoặc kể từ ngày đoàn ký điều ước quốc tế ở nước ngoài về nước, cơ quan đề xuất có trách nhiệm gửi Bộ Ngoại giao:
a) Bản chính điều ước quốc tế;
b) Bản dịch bằng tiếng Việt trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài;
c) Bản ghi điện tử nội dung điều ước quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;
d) Giấy ủy quyền hoặc bằng chứng về việc đại diện của phía nước ngoài có đủ thẩm quyền ký điều ước quốc tế.
2. Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế ký điều ước quốc tế thì người ký có trách nhiệm báo cáo, gửi ngay bản sao điều ước quốc tế đã ký cho Bộ Ngoại giao và bản chính điều ước quốc tế đến cơ quan đề xuất.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được bản chính điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm gửi Bộ Ngoại giao bản sao điều ước quốc tế nhiều bên đã được cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên chứng thực, cung cấp hoặc công bố, bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt, bản ghi điện tử nội dung điều ước quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày điều ước quốc tế được ký ở trong nước hoặc kể từ ngày đoàn ký điều ước quốc tế ở nước ngoài về nước.
Như vậy, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày điều ước quốc tế hai bên được ký ở trong nước hoặc kể từ ngày đoàn ký điều ước quốc tế ở nước ngoài về nước, cơ quan đề xuất có trách nhiệm gửi Bộ Ngoại giao các tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 26 nêu trên.
Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế ký điều ước quốc tế thì người ký có trách nhiệm báo cáo, gửi ngay bản sao điều ước quốc tế đã ký cho Bộ Ngoại giao và bản chính điều ước quốc tế đến cơ quan đề xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?