Việc tổ chức Lễ trao tặng Danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân', 'Nhà giáo ưu tú' được quy định như thế nào?
Theo Nghị định 35 "Bộ ban ngành tỉnh" có thể hiểu bao gồm những cơ quan nào?
Khái niệm "Bộ ban ngành tỉnh" được quy định tại Điều 3 Nghị định 35/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bộ, ban, ngành, tỉnh bao gồm bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; các tổ chức chính trị - xã hội; các ban của Đảng và tương đương ở trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
...
Theo đó, Bộ ban ngành tỉnh bao gồm bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; các tổ chức chính trị - xã hội; các ban của Đảng và tương đương ở trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Việc tổ chức Lễ trao tặng Danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" của Bộ ban ngành tỉnh được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức Lễ trao tặng Danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" của Bộ ban ngành tỉnh được quy định như thế nào?
Thời gian xét tặng, công bố danh hiệu và tổ chức trao tặng được quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2024/NĐ-CP như sau:
Thời gian xét tặng, công bố danh hiệu và tổ chức trao tặng
1. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
2. Các bộ, ban, ngành, tỉnh, đại học quốc gia tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu cho các “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” thuộc thẩm quyền quản lý sau khi được Chủ tịch nước phong tặng.
Theo đó, các bộ, ban, ngành, tỉnh, đại học quốc gia tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu cho các “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” thuộc thẩm quyền quản lý sau khi được Chủ tịch nước phong tặng.
Lưu ý: Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
Tiêu chuẩn tài năng sư phạm xuất sắc danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn tài năng sư phạm xuất sắc danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 35/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục mầm non không thuộc đối tượng tại (7) đạt các tiêu chuẩn sau:
Tác giả 01 sáng kiến được công nhận có hiệu quả áp dụng trong nuôi dạy hoặc quản lý, có khả năng nhân rộng trong bộ, ban, ngành, tỉnh;
Tham gia biên soạn 01 tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc tham gia biên soạn 01 báo cáo chuyên đề tại hội nghị, hội thảo chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc 01 lần tham gia biên soạn, phát triển chương trình giáo dục mầm non đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt;
(2) Nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường giáo dưỡng, trường năng khiếu, trường dự bị đại học, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp không thuộc đối tượng tại (7) đạt các tiêu chuẩn sau:
Tác giả 01 sáng kiến được công nhận có hiệu quả áp dụng trong giảng dạy hoặc quản lý, có khả năng nhân rộng trong bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc chủ nhiệm 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, bộ đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
Tham gia biên soạn 02 tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc tham gia biên soạn 02 báo cáo chuyên đề tại hội nghị, hội thảo chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc 02 lần tham gia biên soạn, phát triển chương trình, sách giáo khoa, chương trình các môn học, tài liệu giáo dục địa phương đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp liên quan phê duyệt theo thẩm quyền hoặc chủ biên 01 giáo trình hoặc chủ nhiệm 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên đã được nghiệm thu;
(3) Nhà giáo, cán bộ quản lý tại các trường cao đẳng, trung tâm chính trị cấp huyện, trường chính trị tỉnh, cơ sở bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ban, ngành đạt các tiêu chuẩn sau:
Tác giả 02 sáng kiến được công nhận có hiệu quả áp dụng trong giảng dạy hoặc quản lý, có khả năng nhân rộng trong bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc chủ nhiệm 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, bộ đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
Tác giả 03 bài báo khoa học; chủ biên 01 giáo trình hoặc chủ trì biên soạn 03 tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng do bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức;
(4) Nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học, cán bộ nghiên cứu giáo dục đạt các tiêu chuẩn sau:
Chủ nhiệm 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên hoặc chủ nhiệm 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, bộ đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
Tác giả 10 bài báo khoa học, chủ biên 01 giáo trình, hướng dẫn 02 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ;
(5) Cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục cấp phòng, cấp sở đạt các tiêu chuẩn sau:
Tác giả 03 sáng kiến được công nhận có hiệu quả áp dụng trong nuôi dạy, giảng dạy hoặc quản lý, có khả năng nhân rộng trong bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc chủ nhiệm 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, bộ đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
Tham gia biên soạn 02 tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc tham gia biên soạn 02 báo cáo chuyên đề tại hội nghị, hội thảo chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức;
(6) Cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục cấp tổng cục, bộ, ban, ngành đạt các tiêu chuẩn sau:
Chủ nhiệm 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên hoặc chủ nhiệm 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, bộ đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
Tác giả 05 bài báo khoa học hoặc chủ biên 01 giáo trình hoặc tham gia soạn thảo 05 văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành;
(7) Nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục đang công tác từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường, lớp dành cho người khuyết tật, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đạt các tiêu chuẩn sau:
Tham gia biên soạn 01 tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc tham gia biên soạn 01 báo cáo chuyên đề tại hội nghị, hội thảo chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc tác giả 01 sáng kiến được công nhận có hiệu quả áp dụng trong giảng dạy hoặc quản lý, có khả năng nhân rộng trong bộ, ban, ngành, tỉnh;
Có biện pháp, giải pháp thực hiện hiệu quả trong việc hỗ trợ nuôi dạy, giảng dạy người học có hoàn cảnh đặc biệt vươn lên trong học tập, xây dựng trường lớp, vận động được người học có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn đến trường và duy trì sĩ số người học, được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận hoặc khen thưởng;
(8) Các tiêu chuẩn về tài năng sư phạm xuất sắc quy định tại khoản này được tính quy đổi tương đương đối với các loại thành tích của Phụ lục I, Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?