Việc tổ chức lễ trao tặng danh hiệu thi đua khen thưởng trong toà án nhân dân được thực hiện trong những dịp nào?
- Có những danh hiệu thi đua khen thưởng nào trong Toà án nhân dân theo quy định hiện nay?
- Việc tổ chức lễ trao tặng danh hiệu thi đua khen thưởng trong toà án nhân dân được thực hiện trong những dịp nào?
- Trong khi công bố trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua khen thưởng thì người không có nhiệm vụ có được có mặt trên lễ đài hay không?
Có những danh hiệu thi đua khen thưởng nào trong Toà án nhân dân theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 3 Quy chế quy định về nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua hình thức khen thưởng trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 139/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2021 quy định về danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng như sau:
Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng và Thông tư quy định công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân được công bố, trao tặng, đón nhận theo quy định tại Quy chế này gồm:
a) Khen thưởng cấp Nhà nước;
b) Khen thưởng của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương;
c) Khen thưởng của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án quân sự quân khu;
d) Khen thưởng của bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương...
2. Các hình thức tôn vinh, biểu dương không tổ chức trao tặng theo Quy chế này.
Như vậy, có những danh hiệu thi đua khen thưởng trong Toà án nhân dân như sau:
(1) Khen thưởng cấp Nhà nước;
(2) Khen thưởng của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương;
(3) Khen thưởng của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án quân sự quân khu;
(4) Khen thưởng của bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương...
Có những danh hiệu thi đua khen thưởng nào trong Toà án nhân dân theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức lễ trao tặng danh hiệu thi đua khen thưởng trong toà án nhân dân được thực hiện trong những dịp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế quy định về nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 139/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2021 quy định về yêu cầu của việc tiến hành lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng như sau:
Yêu cầu của việc tiến hành lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Người điều hành buổi lễ là lãnh đạo hoặc đại diện lãnh đạo của đơn vị chủ trì, tổ chức buổi lễ.
2. Không tổ chức riêng lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Chỉ được tổ chức kết hợp trong lễ kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước, ngày thành lập, ngày truyền thống của Tòa án nhân dân, của địa phương, của đơn vị hoặc hội nghị triển khai công tác theo chương trình cụ thể (trừ trường hợp trao tặng hình thức khen thưởng đối với thành tích xuất sắc đột xuất và khen thưởng đối ngoại).
3. Chỉ công bố, trao tặng và đón nhận một lần đối với mỗi quyết định khen thưởng. Không tổ chức diễu hành hoặc đón rước từ cấp này, địa điểm này đến cấp khác, địa điểm khác.
4. Đại diện lãnh đạo hoặc tập thể lãnh đạo và cá nhân được khen thưởng trực tiếp đón nhận quyết định khen thưởng, danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của tập thể và cá nhân. Trường hợp truy tặng, đại diện gia đình của người được truy tặng nhận thay.
...
Như vậy, theo quy định thì việc trao tặng danh hiệu thi đua khen thưởng trong Toà án nhân dân chỉ được tổ chức kết hợp trong những trường hợp sau đây:
(1) Lễ kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước;
(2) Ngày thành lập, ngày truyền thống của Tòa án nhân dân, của địa phương, của đơn vị;
(3) Hội nghị triển khai công tác theo chương trình cụ thể;
Trừ trường hợp trao tặng hình thức khen thưởng đối với thành tích xuất sắc đột xuất và khen thưởng đối ngoại.
Trong khi công bố trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua khen thưởng thì người không có nhiệm vụ có được có mặt trên lễ đài hay không?
Căn cứ khoản 6 Điều 4 Quy chế quy định về nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 139/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2021 quy định về yêu cầu của việc tiến hành lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng như sau:
Yêu cầu của việc tiến hành lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
...
3. Chỉ công bố, trao tặng và đón nhận một lần đối với mỗi quyết định khen thưởng. Không tổ chức diễu hành hoặc đón rước từ cấp này, địa điểm này đến cấp khác, địa điểm khác.
4. Đại diện lãnh đạo hoặc tập thể lãnh đạo và cá nhân được khen thưởng trực tiếp đón nhận quyết định khen thưởng, danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của tập thể và cá nhân. Trường hợp truy tặng, đại diện gia đình của người được truy tặng nhận thay.
5. Trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng từ thứ bậc cao đến thứ bậc thấp. Trường hợp cùng một hình thức khen thưởng thì trao tặng cho tập thể trước, cá nhân sau; trao tặng trước, truy tặng sau.
6. Trong khi công bố, trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng người không có nhiệm vụ không tặng hoa, có mặt trên lễ đài (theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Nghị định số 145).
Như vậy, theo quy định, trong khi công bố, trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thì người không có nhiệm vụ không được tặng hoa và có mặt trên lễ đài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?