Việc tổ chức thẩm định các kịch bản cảnh báo sóng thần đối với Việt Nam thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?
Việc tổ chức thẩm định các kịch bản cảnh báo sóng thần đối với Việt Nam thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 10/2023/QĐ-TTg năm 2023 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Khí tượng Thủy văn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Về dự báo, cảnh báo và truyền phát tin dự báo, cảnh báo thiên tai, không bao gồm thiên tai cháy rừng do tự nhiên:
d) Thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết; tổ chức thực hiện hoặc giám sát việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
đ) Tổ chức thẩm định các kịch bản cảnh báo sóng thần đối với Việt Nam theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
e) Xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia; tổ chức thực hiện các hoạt động dự báo, cảnh báo, truyền phát tin khí tượng thủy văn, thiên tai khí tượng thủy văn và cấp độ rủi ro thiên tai; phân vùng rủi ro thiên tai; dự báo, đánh giá khí hậu, thủy văn, hải văn, tiềm năng gió, mặt trời, sóng, thủy điện phục vụ chỉ đạo, điều hành, khai thác, sản xuất năng lượng không tái tạo và tái tạo theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức xây dựng, thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố bộ chuẩn khí hậu quốc gia, đánh giá khí hậu quốc gia; xây dựng và triển khai Khung dịch vụ khí hậu quốc gia cho Việt Nam trên cơ sở Khung dịch vụ khí hậu toàn cầu;
h) Xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thiên tai khí tượng thủy văn và cấp độ rủi ro thiên tai theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Tổng cục Khí tượng Thủy văn có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc tổ chức thẩm định các kịch bản cảnh báo sóng thần đối với Việt Nam theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Việc tổ chức thẩm định các kịch bản cảnh báo sóng thần đối với Việt Nam thuộc trách nhiệm của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm cập nhật, hoàn thiện các kịch bản cảnh báo sóng thần?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg năm 2021 thì Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có trách nhiệm như sau:
- Chỉ đạo Viện Vật lý địa cầu xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc phục vụ báo tin động đất, cảnh báo sóng thần;
+ Cập nhật, hoàn thiện các kịch bản cảnh báo sóng thần;
+ Ban hành các bản tin động đất, cảnh báo sóng thần;
+ Cung cấp tin động đất, cảnh báo sóng thần cho các cơ quan, tổ chức quy định tại Phụ lục IV và đăng tải trên công thông tin điện tử của Viện Vật lý địa cầu;
- Nghiên cứu, đề xuất các phương pháp, giải pháp khoa học công nghệ trong công tác báo tin động đất, cảnh báo sóng thần;
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến kiến thức về rủi ro thiên tai động đất, sóng thần và hướng dẫn sử dụng tin động đất, cảnh báo sóng thần.
Như vậy, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có trách nhiệm cập nhật, hoàn thiện các kịch bản cảnh báo sóng thần theo quy định.
Các loại tin cảnh báo sóng thần được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 32 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg năm 2021 quy định về các loại tin cảnh báo sóng thần như sau:
(1) Tin cảnh báo sóng thần được báo theo 3 mức:
- Tin cảnh báo sóng thần mức 1: được ban hành khi phát hiện động đất mạnh, có khả năng gây sóng thần, khuyến cáo sẵn sàng sơ tán;
- Tin cảnh báo sóng thần mức 2: được ban hành khi đã phát hiện sóng thần không có sức hủy diệt, nhưng cần đề phòng sóng lớn gây thiệt hại ở vùng ven biển, khuyến cáo sẵn sàng sơ tán;
- Tin cảnh báo sóng thần mức 3: được ban hành khi đã phát hiện sóng thần có sức hủy diệt, phải sơ tán ngay lập tức.
(2) Tin hủy cảnh báo sóng thần
Tin hủy cảnh báo sóng thần được ban hành khi sóng thần không xảy ra như đã cảnh báo.
(3) Tin cuối cùng về sóng thần
Tin cuối cùng về sóng thần được ban hành khi sóng thần kết thúc hoàn toàn.
Ngoài ra, nội dung tin cảnh báo sóng thần được quy định như sau:
- Tiêu đề Tin cảnh báo sóng thần quy định tại Điều 32 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg năm 2021.
- Nhận định về sóng thần
+ Vị trí, thời gian, độ lớn, tọa độ chấn tâm, độ sâu chấn tiêu của động đất;
+ Khả năng xảy ra sóng thần, mức độ nguy hiểm và khu vực có thể bị ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần;
+ Độ cao sóng thần tại bờ biển và thời gian sẽ ảnh hưởng.
- Yêu cầu sơ tán tùy theo mức tin cảnh báo.
- Cấp độ rủi ro thiên tai do sóng thần theo quy định tại Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg năm 2021 và Điều 56 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg năm 2021.
- Thời gian ban hành bản tin.
- Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?