Việc tổ chức thu phí khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch do cơ quan nào chịu trách nhiệm thực hiện?
- Những đối tượng nào phải nộp phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch?
- Việc tổ chức thu phí khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch do cơ quan nào chịu trách nhiệm thực hiện?
- Phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định là bao nhiêu?
- Cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin hộ tịch của mình trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì làm thế nào?
Những đối tượng nào phải nộp phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định về người nộp phí, lệ phí như sau:
Người nộp phí, lệ phí
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ yêu cầu khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định pháp luật phải nộp phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch.
2. Cá nhân khi làm thủ tục xác nhận có quốc tịch Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở trong nước phải nộp phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam; khi làm thủ tục xác nhận là người gốc Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở trong nước phải nộp phí xác nhận là người gốc Việt Nam.
3. Công dân nước ngoài, người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam khi nộp đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, người đã mất quốc tịch Việt Nam khi nộp văn bản xin trở lại quốc tịch Việt Nam và công dân Việt Nam khi nộp đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam phải nộp lệ phí.
Như vậy, theo quy định, đối tượng phải nộp phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch là cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ yêu cầu khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Những đối tượng nào phải nộp phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức thu phí khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch do cơ quan nào chịu trách nhiệm thực hiện?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định về tổ chức thu phí, lệ phí như sau:
Tổ chức thu phí, lệ phí
1. Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực (Bộ Tư pháp); Cục lãnh sự (Bộ Ngoại giao); Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã là tổ chức thu phí khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch.
2. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao); Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tiếp nhận hồ sơ xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam là tổ chức thu phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam.
3. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tiếp nhận hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin thôi quốc tịch Việt Nam là tổ chức thu lệ phí.
Như vậy, theo quy định, những cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thu phí khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch bao gồm:
(1) Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực (Bộ Tư pháp);
(2) Cục lãnh sự (Bộ Ngoại giao);
(3) Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(4) Ủy ban nhân dân cấp huyện;
(5) Ủy ban nhân dân cấp xã.
Phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí, lệ phí như sau:
Như vậy, theo quy định thì phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định là 8.000 đồng/bản sao trích lục/sự kiện hộ tịch đã đăng ký.
Cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin hộ tịch của mình trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì làm thế nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 8 Nghị định 87/2020/NĐ-CP quy định về khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử như sau:
Khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
...
2. Bộ Tư pháp khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch đối với tất cả các trường hợp có thông tin hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; triển khai việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với các cơ sở dữ liệu khác của bộ, ngành, địa phương; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
3. Bộ Ngoại giao khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch đối với các trường hợp đã đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
4. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch đối với các trường hợp đã đăng ký hộ tịch tại các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn hoặc người có yêu cầu đang cư trú trên địa bàn; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn theo quy định pháp luật.
5. Cơ quan, tổ chức có yêu cầu cung cấp thông tin hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để phục vụ quản lý nhà nước thì gửi yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Cá nhân có yêu cầu khai thác thông tin hộ tịch của mình trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì gửi yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch tới cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định, cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin hộ tịch của mình trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì gửi yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch tới cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?