Việc xác định độ ẩm của đất xây dựng công trình thủy lợi cần được tiến hành trên bao nhiêu mẫu thử?
Việc xác định độ ẩm của đất xây dựng công trình thủy lợi cần được tiến hành trên bao nhiêu mẫu thử?
Việc xác định độ ẩm của đất xây dựng công trình thủy lợi được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8728:2012 về Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định độ ẩm của đất tại hiện trường ban hành kèm theo Quyết định 3571/QĐ-BKHCN năm 2012 như sau:
Quy định chung
4.1 Mẫu thí nghiệm phải có khối lượng phù hợp với đất được nghiên cứu và đảm bảo theo các quy định trong 14 TCVN 124 - 2002.
4.2 Việc xác định độ ẩm của mẫu đất cần được tiến hành từ hai mẫu thử đồng thời, trong cùng một điều kiện. Giá trị độ ẩm của đất được lấy bằng trị số trung bình của hai mẫu thử, với điều kiện chênh lệch kết quả của hai thí nghiệm không vượt quá 2%; nếu, chênh lệch lớn hơn 2%, thì phải thí nghiệm mẫu bổ sung và lấy kết quả của hai mẫu thí nghiệm có độ chênh lệch nhau trong phạm vi cho phép để tính toán kết quả.
Như vậy, theo quy định, việc xác định độ ẩm của đất xây dựng công trình thủy lợi cần được tiến hành từ hai mẫu thử đồng thời, trong cùng một điều kiện.
Giá trị độ ẩm của đất được lấy bằng trị số trung bình của hai mẫu thử, với điều kiện chênh lệch kết quả của hai thí nghiệm không vượt quá 2%;
Nếu chênh lệch lớn hơn 2%, thì phải thí nghiệm mẫu bổ sung và lấy kết quả của hai mẫu thí nghiệm có độ chênh lệch nhau trong phạm vi cho phép để tính toán kết quả.
Việc xác định độ ẩm của đất xây dựng công trình thủy lợi cần được tiến hành trên bao nhiêu mẫu thử? (Hình từ Internet)
Thiết bị, dụng cụ dùng để xác định độ ẩm của đất xây dựng công trình thủy lợi gồm những gì?
Thiết bị, dụng cụ dùng để xác định độ ẩm của đất xây dựng công trình thủy lợi được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8728:2012 về Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định độ ẩm của đất tại hiện trường ban hành kèm theo Quyết định 3571/QĐ-BKHCN năm 2012 như sau:
- Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01 g, được đặt trong tủ kính để chắn gió;
- Các hộp nhôm có nắp đậy kín, có đường kính khoảng 40 mm và chiều cao khoảng 30 mm, được đánh cùng một số ở nắp và thân hộp; rửa sạch, sấy khô và xác định khối lượng hộp chính xác đến 0,01 g trước khi dùng;
- Bình hút ẩm, có chất hút ẩm là silicagen khan kèm theo;
- Cồn 960C (đốt cháy hết không còn nước);
- Ống nhỏ giọt (pipet);
- Dụng cụ đào đất, khay đựng đất, dao cắt đất, thìa xúc, kim bằng thép có đường kính khoảng 2 mm dài khoảng 100 mm, có đầu nhọn, dùng để xới đất trong hộp nhôm khi đốt khô;
Đĩa men để đặt hộp nhôm đựng mẫu khi đốt khô, đai chắn phù hợp và các dụng cụ thông thường khác.
Trình tự xác định độ ẩm của đất xây dựng công trình thủy lợi gồm những bước nào, thực hiện ra sao?
Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8728:2012 về Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định độ ẩm của đất tại hiện trường ban hành kèm theo Quyết định 3571/QĐ-BKHCN năm 2012 quy định, các bước tiến hành thí nghiệm xác định độ ẩm của đất xây dựng công trình thủy lợi bao gồm:
(1) Mở nắp hộp đựng đất đã chuẩn bị, trộn đều đất, rồi bằng biện pháp thích hợp lấy ra 2 mẫu đất đồng thời để xác định độ ẩm sao cho đảm bảo đại diện. Khối lượng mỗi mẫu lấy cho thí nghiệm:
- Lấy khoảng từ 15 g đến 20 g - đối với đất sét và đất bụi;
- Lấy khoảng từ 20 g đến 25 g - đối với đất cát .
Đựng mỗi mẫu vào một hộp nhôm khô và sạch, đã biết khối lượng hộp, rồi đậy nắp hộp.
(2) Dùng khăn khô lau sạch các mặt ngoài hộp, rồi cân khối lượng của hộp và đất ẩm chính xác đến 0,01 g;
Ghi lại đầy đủ kết quả cân, số hiệu của từng hộp cùng số hiệu mẫu đất vào sổ thí nghiệm.
(3) Mở nắp các hộp chứa mẫu, nắp của hộp nào đặt dưới hộp đó để tránh nhầm lẫn rồi để vào khay men, chụp đai chắn gió, dùng que nhỏ bằng kim loại chọc làm tơi xốp đất trong hộp, cẩn thận sao cho không làm rơi vãi đất ra ngoài;
(4) Dùng ống nhỏ giọt để chế cồn vào đất cho đến khi đất ngập trong cồn, chờ vài phút để cồn tẩm ướt hoàn toàn đất trong hộp, rồi châm lửa đốt cồn trong hộp.
Cần chú ý theo dõi không được để đất bị bắn ra ngoài.
Khi đất đã se mặt, thỉnh thoảng dùng que kim loại để xới tơi đất, làm cho cồn ở đáy hộp được cháy hết mà không làm rơi vãi mất đất.
Khi ngọn lửa đã tắt hẳn, chờ vài ba phút cho đất nguội;
(5) Lặp lại các thao tác ở mục (4) để đốt cồn lần thứ 2, lần thứ 3.
Đối với các lần đốt này, khi chế cồn vào đất cần rất từ từ và lúc đầu phải chế vào từng giọt một để đất không bị phụt ra ngoài.
Lưu ý: Thông thường thì chỉ cần đốt cồn 3 lần là đủ làm khô đất, nhưng đối với đất sét và đất bụi trạng thái dẻo chảy thì cần phải đốt cồn 4 lần mới đảm bảo đất được làm khô tuyệt đối.
(6) Khi ngọn lửa của lần đốt cuối cùng đã tắt hẳn, đậy nắp hộp chứa mẫu, rồi đặt vào bình hút ẩm và đậy kín nắp bình để làm nguội đất trong khoảng 10 min;
Sau đó, lấy từng mẫu ra, dùng khăn khô lau sạch mặt ngoài hộp chứa mẫu, rồi cân khối lượng của hộp và đất khô chính xác đến 0,01 g.
Ghi kết quả thu được vào sổ thí nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?