Việc xác định hàm lượng vàng bằng phương pháp nung luyện được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Việc xác định hàm lượng vàng bằng phương pháp nung luyện được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Hóa chất, thuốc thử sử dụng trong việc xác định hàm lượng vàng bằng phương pháp nung luyện được quy định ra sao?
- Thiết bị dụng cụ nào được sử dụng trong việc xác định hàm lượng vàng bằng phương pháp nung luyện?
Việc xác định hàm lượng vàng bằng phương pháp nung luyện được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Việc xác định hàm lượng vàng bằng phương pháp nung luyện được thực hiện dựa trên nguyên tắc quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9919:2013 về Đất, đá, quặng vàng - Xác định hàm lượng vàng, bạc - Phương pháp nung luyện, cụ thể như sau:
3. Nguyên tắc
Mẫu được phân hủy bằng cách nung chảy ở nhiệt độ cao với hỗn hợp các chất trợ dung thích hợp (thành phần và tỉ lệ các chất trợ dung thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm thành phần của mẫu). Sau quy trình nung chảy, vàng và bạc được góp vào nụ chì kim loại.
Quá trình cupen hóa nụ chì kim loại sau đó trong capen manhezit ở nhiệt độ thích hợp giúp loại phần lớn chì (do thăng hoa), đồng thời chuyển các kim loại tạp chất thành các oxit thấm vào bên trong capen và để lại trên mặt hạt hợp kim vàng và bạc.
Tách bạc khỏi vàng bằng cách hòa tan hạt hợp kim bằng axit nitric. Sau đó, xác định hàm lượng vàng và bạc trong mẫu theo phương pháp khối lượng.
Theo đó, việc xác định hàm lượng vàng bằng phương pháp nung luyện được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau:
(1) Mẫu được phân hủy bằng cách nung chảy ở nhiệt độ cao với hỗn hợp các chất trợ dung thích hợp (thành phần và tỉ lệ các chất trợ dung thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm thành phần của mẫu). Sau quy trình nung chảy, vàng và bạc được góp vào nụ chì kim loại.
(2) Quá trình cupen hóa nụ chì kim loại sau đó trong capen manhezit ở nhiệt độ thích hợp giúp loại phần lớn chì (do thăng hoa), đồng thời chuyển các kim loại tạp chất thành các oxit thấm vào bên trong capen và để lại trên mặt hạt hợp kim vàng và bạc.
(3) Tách bạc khỏi vàng bằng cách hòa tan hạt hợp kim bằng axit nitric. Sau đó, xác định hàm lượng vàng và bạc trong mẫu theo phương pháp khối lượng.
Việc xác định hàm lượng vàng bằng phương pháp nung luyện được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? (hình từ internet)
Hóa chất, thuốc thử sử dụng trong việc xác định hàm lượng vàng bằng phương pháp nung luyện được quy định ra sao?
Hóa chất, thuốc thử sử dụng trong việc xác định hàm lượng vàng bằng phương pháp nung luyện được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9919:2013 về Đất, đá, quặng vàng - Xác định hàm lượng vàng, bạc - Phương pháp nung luyện, cụ thể như sau:
4. Hóa chất, thuốc thử
Trong quá trình phân tích, chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước phù hợp với loại 2 của TCVN 4851 (ISO 3696).
4.1 Natri cacbonat Na2CO3, loại kỹ thuật.
4.2 Natri tetra borat Na2B4O7 (borac), loại kỹ thuật.
4.3 Chì oxit PbO hàm lượng tạp chất vàng < 0,1 g/T và bạc < 5 g/T.
4.4 Bột silic dioxit SiO2 hoặc bột thủy tinh.
4.5 Kali nitrat KNO3, loại kỹ thuật.
4.6 Tinh bột (bột mì, bột gạo hoặc bột sắn).
4.7 Axit nitric, d = 1,40, các dung dịch (1+4), (1+2) và (2+3).
4.8 Axit sunfuric, d = 1,84, dung dịch (1+1).
4.9 Bạc nitrat AgNO3, dung dịch có độ chuẩn (theo bạc) 1 mg/ml. Hòa tan 1,5700 gam bạc nitrat trong 200 ml nước, thêm 1-2 giọt axit nitric (1+1). Pha loãng bằng nước trong bình định mức 1 lít, lắc đều. Bảo quản dung dịch trong bình polietyien.
Theo đó, trong việc xác định hàm lượng vàng bằng phương pháp nung luyện được sử dụng 9 loại hóa chất, thuốc thử nêu trên.
Thiết bị dụng cụ nào được sử dụng trong việc xác định hàm lượng vàng bằng phương pháp nung luyện?
Thiết bị dụng cụ sử dụng trong việc xác định hàm lượng vàng bằng phương pháp nung luyện được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9919:2013 về Đất, đá, quặng vàng - Xác định hàm lượng vàng, bạc - Phương pháp nung luyện, cụ thể như sau:
5. Thiết bị - Dụng cụ
Các thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường, bao gồm pipet một mức, bình định mức phù hợp với các quy định trong TCVN 7151 (ISO 648) và TCVN 7153 (ISO 1042), (trừ khi có quy định khác), và các thiết bị, dụng cụ sau.
5.1 Lò nung luyện, đốt bằng dầu diezen 1200°C.
5.2 Lò điện, có điều khiển nhiệt độ tự động 1000°C.
5.3 Cân kỹ thuật, có độ chính xác 2.10-2 g.
5.4 Cân vi phân tích, có độ chính xác 2.10-3 mg.
5.5 Kính lúp, có độ phóng đại 12 lần.
5.6 Chén nung chảy mẫu (chén nghiệm), bằng vật liệu chịu nhiệt (samot) dung tích 500 ml.
5.7 Capen manhezit, có dung tích mặt khum 5 ml, nặng 40-60 gam.
5.8 Thuyền sứ đốt mẫu, có dung tích 150-200 ml.
5.9 Bát sứ tráng men, có dung tích 200-250 ml.
5.10 Cốc nhựa, có dung tích 500 ml.
5.11 Chén sắt, có dung tích 20 - 25(ml).
5.12 Kẹp gắp chén nung bằng sắt dài 100 cm.
5.13 Kẹp gắp capen bằng sắt dài 50 cm.
5.14 Đe và búa chuyên dụng, để đập tách xỉ và dát mỏng hạt hợp kim.
5.15 Panh kẹp để gắp hạt hợp kim.
5.16 Giá sắt có lỗ, để đặt chén sứ.
5.17 Chén sứ, có dung tích 5 ml.
5.18 Bình định mức, dung tích 1000 ml.
5.19 Chì lá, dày 0,2 mm.
5.20 Đinh sắt, < D 6 mm, dài 10-15 cm.
5.21 Giấy gói mẫu.
Như vậy, thiết bị dụng cụ sử dụng trong việc xác định hàm lượng vàng bằng phương pháp nung luyện là các thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường, bao gồm pipet một mức, bình định mức phù hợp với các quy định và các dụng cụ, thiết bị kể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?