Việc xác định người trúng tuyển thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng 2 lên hạng 1 chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn như thế nào?
- Nội dung và hình thức thi môn kiến thức chung khi thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng 2 lên hạng 1 chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn như thế nào?
- Thi môn chuyên môn, nghiệp vụ khi thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng 2 lên hạng 1 chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn như thế nào?
- Việc xác định người trúng tuyển thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng 2 lên hạng 1 chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn như thế nào?
Nội dung và hình thức thi môn kiến thức chung khi thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng 2 lên hạng 1 chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2019/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II lên hạng I chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh và mỹ thuật
1. Thi môn kiến thức chung:
a) Nội dung: 50 câu hỏi kiểm tra kiến thức, năng lực của viên chức về nội dung quản lý nhà nước và pháp luật về viên chức; hiểu biết về chức trách, nhiệm vụ của viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành dự thi (chiếm 60% nội dung thi); nội dung định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển của ngành (chiếm 40% nội dung thi).
b) Hình thức: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính hoặc thi trắc nghiệm trên giấy.
c) Thời gian: 60 phút.
d) Thang điểm: 100 điểm.
...
Theo đó, nội dung, hình thức, thời gian và thang điểm đối với thi môn kiến thức chung khi thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng 2 lên hạng 1 chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn như sau:
- Nội dung: 50 câu hỏi kiểm tra kiến thức, năng lực của viên chức về nội dung quản lý nhà nước và pháp luật về viên chức; hiểu biết về chức trách, nhiệm vụ của viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành dự thi (chiếm 60% nội dung thi); nội dung định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển của ngành (chiếm 40% nội dung thi).
- Hình thức: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính hoặc thi trắc nghiệm trên giấy.
- Thời gian: 60 phút.
- Thang điểm: 100 điểm.
Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng 2 lên hạng 1 chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn (Hình từ Internet)
Thi môn chuyên môn, nghiệp vụ khi thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng 2 lên hạng 1 chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2019/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II lên hạng I chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh và mỹ thuật
...
2. Thi môn chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nội dung: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng, triển khai các tác phẩm, chương trình phù hợp với tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp hạng I chuyên ngành dự thi.
b) Hình thức: Sáng tác, xây dựng tác phẩm, chương trình và phỏng vấn hoặc thực hành để bảo vệ tác phẩm, chương trình theo yêu cầu của hạng chức danh nghề nghiệp dự thi.
c) Thời gian: Sáng tác, xây dựng tác phẩm, chương trình: tối đa không quá 08 tiếng; phỏng vấn hoặc thực hành: tối đa không quá 30 phút.
d) Thang điểm 100.
Theo đó, thi môn chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Nội dung: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng, triển khai các tác phẩm, chương trình phù hợp với tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp hạng I chuyên ngành dự thi.
- Hình thức: Sáng tác, xây dựng tác phẩm, chương trình và phỏng vấn hoặc thực hành để bảo vệ tác phẩm, chương trình theo yêu cầu của hạng chức danh nghề nghiệp dự thi.
- Thời gian: Sáng tác, xây dựng tác phẩm, chương trình: tối đa không quá 08 tiếng; phỏng vấn hoặc thực hành: tối đa không quá 30 phút.
- Thang điểm 100.
Việc xác định người trúng tuyển thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng 2 lên hạng 1 chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 10/2019/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Xác định người trúng tuyển thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Viên chức trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải dự thi đủ các bài thi của các môn thi, trừ những môn được miễn thi theo quy định của pháp luật và có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên theo thang điểm 100.
2. Không bảo lưu kết quả các kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Theo quy định trên, viên chức trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải dự thi đủ các bài thi của các môn thi, trừ những môn được miễn thi theo quy định của pháp luật và có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên theo thang điểm 100.
Không bảo lưu kết quả các kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?