Việc xác định ranh giới đất trồng lúa nước cần bảo vệ được thực hiện theo nguyên tắc nào? Để xác định ranh giới này dựa vào cơ sở nào?
Ranh giới khu vực đất trồng lúa nước cần bảo vệ là gì?
Ranh giới khu vực đất trồng lúa nước cần bảo vệ được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT như sau:
Ranh giới khu vực đất trồng lúa nước cần bảo vệ là đường ranh giới ngoài cùng của một hay nhiều thửa đất trồng lúa nước liền kề do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp phân bổ, trong đó gồm cả diện tích đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt.
3. Ranh giới khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt là đường ranh giới ngoài cùng của một hay nhiều thửa đất chuyên trồng lúa nước liền kề trong khu vực đất trồng lúa cần bảo vệ.
Như vậy, theo quy định trên thì Ranh giới khu vực đất trồng lúa nước cần bảo vệ là đường ranh giới ngoài cùng của một hay nhiều thửa đất trồng lúa nước liền kề do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp phân bổ, trong đó gồm cả diện tích đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt.
Việc xác định ranh giới đất trồng lúa nước cần bảo vệ được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc xác định ranh giới đất trồng lúa nước cần bảo vệ được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc xác định ranh giới khu vực đất trồng lúa nước cần bảo vệ được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT như sau:
Nguyên tắc, yêu cầu và thành phần tham gia xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa
1. Việc xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt được thực hiện trực tiếp tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã); được tổng hợp thành cơ sở dữ liệu đất trồng lúa của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện), của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) và cả nước.
2. Đảm bảo phù hợp về vị trí và chỉ tiêu phân bổ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Thành phần tham gia xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa gồm Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, theo quy định trên thì việc xác định ranh giới khu vực đất trồng lúa nước cần bảo vệ được thực hiện trực tiếp tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã); được tổng hợp thành cơ sở dữ liệu đất trồng lúa của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện), của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) và cả nước.
Đảm bảo phù hợp về vị trí và chỉ tiêu phân bổ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Thành phần tham gia xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa gồm Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
Để xác định ranh giới đất trồng lúa nước cần bảo vệ cần dựa vào cơ sở nào?
Để xác định ranh giới đất trồng lúa nước cần bảo vệ cần dựa vào cơ sở được quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT như sau:
Cơ sở để xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa
1. Cơ sở để xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt, gồm:
a) Hồ sơ địa chính;
b) Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
c) Báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Trường hợp có báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã thì sử dụng báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cấp xã và huyện;
d) Chỉ tiêu diện tích đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên trực tiếp phân bổ trong kỳ quy hoạch;
đ) Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch xây dựng nông thôn mới (nếu có);
e) Báo cáo thuyết minh và bản đồ phân hạng đất trồng lúa (nếu có);
g) Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất trồng lúa (nếu có).
2. Bản đồ nền phục vụ xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa là bản đồ nền để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỷ lệ 1:1.000 - 1:10.000.
Như vậy, theo quy định trên thì để xác định ranh giới đất trồng lúa nước cần bảo vệ cần dựa vào cơ sở sau;
- Hồ sơ địa chính;
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
+ Trường hợp có báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã thì sử dụng báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cấp xã và huyện;
- Chỉ tiêu diện tích đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên trực tiếp phân bổ trong kỳ quy hoạch;
- Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch xây dựng nông thôn mới (nếu có);
- Báo cáo thuyết minh và bản đồ phân hạng đất trồng lúa (nếu có);
- Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất trồng lúa (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?