Việc xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu phải được hoàn thành trong thời gian bao lâu theo quy định?
Người khai hải quan phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu vào thời điểm nào?
Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 38/2015/TT-BTC như sau:
Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
...
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu
a) Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 16 Thông tư này tại thời điểm nộp bộ hồ sơ hải quan hoặc trong thời hạn theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trường hợp chưa nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm khai hải quan, người khai hải quan khai theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc (sau đây gọi tắt là thuế suất MFN) hoặc thông thường. Khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ trong thời hạn theo quy định, người khai hải quan khai bổ sung theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt tương ứng, được hoàn trả số tiền thuế chênh lệch đã nộp; trường hợp lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra hồ sơ khi khai hải quan, người khai hải quan phải nộp bổ sung bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ;
...
Theo quy định trên thì người khai hải quan phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm nộp bộ hồ sơ hải quan hoặc trong thời hạn theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trường hợp chưa nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm khai hải quan, người khai hải quan khai theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc hoặc thông thường.
Người khai hải quan phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Việc xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu phải được hoàn thành trong thời gian bao lâu?
Thời gian xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư 38/2015/TT-BTC như sau:
Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
...
3. Xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
a) Tổng cục Hải quan thực hiện việc xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; tổ chức, cá nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
b) Thời hạn xác minh
Việc xác minh phải được hoàn thành trong thời gian sớm nhất nhưng không quá 150 ngày kể từ thời điểm người khai hải quan nộp bộ hồ sơ hải quan hoặc kể từ thời điểm cơ quan thực hiện việc xác minh đối với các nghi vấn phát hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác về thời hạn xác minh.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu trả lời kết quả xác minh quá thời hạn nêu trên, cơ quan hải quan căn cứ kết quả xác minh để xử lý theo quy định tại điểm d khoản này;
...
Như vậy, việc xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu phải được hoàn thành trong thời gian sớm nhất nhưng không quá 150 ngày kể từ thời điểm người khai hải quan nộp bộ hồ sơ hải quan hoặc kể từ thời điểm cơ quan thực hiện việc xác minh đối với các nghi vấn phát hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác về thời hạn xác minh.
Thủ tục xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được quy định thế nào?
Thủ tục xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư 38/2015/TT-BTC như sau:
Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
...
3. Xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
...
c) Thủ tục xác minh
Thủ tục xác minh được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thực hiện quy tắc xuất xứ trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
c.1) Cơ quan hải quan có văn bản (công hàm, thư điện tử, fax,…) gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc tổ chức, cá nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
c.2) Trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh tại nước xuất khẩu để xác định xuất xứ hàng hóa.
d) Xử lý kết quả xác minh
d.1) Trường hợp kết quả xác minh đáp ứng yêu cầu xác minh của cơ quan hải quan và khẳng định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
d.1.1) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo cho người khai hải quan để thực hiện khai bổ sung theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Việc khai bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và không bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;
d.1.2) Cơ quan hải quan tiến hành các thủ tục hoàn trả lại cho người nhập khẩu khoản chênh lệch giữa số tiền thuế tạm thu theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường và số tiền thuế tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
d.2) Trường hợp kết quả xác minh không đáp ứng yêu cầu xác minh của cơ quan hải quan hoặc kết quả xác minh cho thấy chứng từ chứng nhận xuất xứ không hợp lệ, cơ quan hải quan áp dụng mức thuế MFN hoặc thông thường và thông báo cho người khai hải quan.
Theo đó, thủ tục xác minh được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thực hiện quy tắc xuất xứ trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
- Cơ quan hải quan có văn bản (công hàm, thư điện tử, fax,…) gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc tổ chức, cá nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
- Trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh tại nước xuất khẩu để xác định xuất xứ hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?