Việc xây dựng bảng giá đất theo từng loại đất tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2020 đến 2024 được thực hiện dựa trên căn cứ nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quy định mức giá đất trong bảng giá đất tại từng địa phương?
- Việc xây dựng bảng giá đất theo từng loại đất tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2020 đến 2024 được thực hiện dựa trên căn cứ nào?
- Việc xác định khu vực đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị để lập bảng giá đất tại tỉnh Tiền Giang được thực hiện theo cách thức nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền quy định mức giá đất trong bảng giá đất tại từng địa phương?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Áp dụng khung giá đất
1. Khung giá đất được sử dụng làm căn cứ để Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất tại địa phương.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào thực tế tại địa phương được quy định mức giá đất tối đa trong bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh cao hơn không quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào thực tế tại địa phương được quy định mức giá tối đa trong bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 11 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất (sau đây gọi là Nghị định số 44/2014/NĐ-CP) so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất sau khi điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy, ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định mức giá đất tối đa trong bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh căn cứ vào thực tế tại địa phương. Tuy nhiên, mức giá tối đa cao hơn không quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất.
Việc xây dựng bảng giá đất theo từng loại đất tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2020 đến 2024 được thực hiện dựa trên căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Việc xây dựng bảng giá đất theo từng loại đất tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2020 đến 2024 được thực hiện dựa trên căn cứ nào?
Theo quy định tại Điều 2 Quy định về bảng giá các loại đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, ban hành kèm theo Quyết định 32/2020/QĐ-UBND, căn cứ xây dựng bảng giá đất theo từng loại đất được quy định cụ thể như sau:
Căn cứ xây dựng Bảng giá các loại đất
1. Việc xây dựng bảng giá các loại đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;
b) Theo thời hạn sử dụng đất;
c) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;
d) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.
2. Việc xây dựng bảng giá các loại đất phải căn cứ vào khung giá đất được quy định tại Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ.
3. Đất tại khu vực giáp ranh giữa các xã có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau.
Như vậy, căn cứ đầu tiên để xây dựng bảng giá đất tại từng địa bàn tỉnh, cụ thể là tỉnh Tiền Giang là dựa vào khung giá đất được quy định tại Nghị định 96/2019/NĐ-CP.
Việc xác định khu vực đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị để lập bảng giá đất tại tỉnh Tiền Giang được thực hiện theo cách thức nào?
Căn cứ Điều 5 Quy định về bảng giá các loại đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, ban hành kèm theo Quyết định 32/2020/QĐ-UBND, cách xác định vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2020-2024 được quy định cụ thể như sau:
Cách xác định vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị
1. Cách xác định vùng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị
a) Phân vùng các loại đất:
Tỉnh Tiền Giang được phân thành 5 vùng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp với các đơn vị hành chính cấp huyện cụ thể như sau:
Vùng 1: Thành phố Mỹ Tho.
Vùng 2: Thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy.
Vùng 3: Huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành và huyện Chợ Gạo.
Vùng 4: Huyện Gò Công Tây và huyện Gò Công Đông.
Vùng 5: Huyện Tân Phước và huyện Tân Phú Đông.
b) Hệ số giá đất nông nghiệp của các vùng đất:
Hệ số giá đất nông nghiệp của 5 vùng đất quy định trong bảng sau:
Vùng | Hệ số |
1 | 1,00 |
2 | 0,95 |
3 | 0,90 |
4 | 0,85 |
5 | 0,80 |
2. Cách xác định khu vực và vị trí đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị
Trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện các khu vực và vị trí đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị được xác định cụ thể như sau:
a) Khu vực 1: Đất vị trí mặt tiền các đường giao thông chính tại nông thôn và các đường phố tại đô thị; đất vị trí hẻm và vị trí còn lại tại đô thị. Khu vực 1 được chia thành 5 vị trí:
- Vị trí 1: Đất vị trí mặt tiền quốc lộ và các tuyến đường tương đương với quốc lộ tại nông thôn, đường phố tại đô thị.
- Vị trí 2: Đất vị trí mặt tiền đường tỉnh và các tuyến đường tương đương với đường tỉnh tại nông thôn.
- Vị trí 3: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải nhựa, đan, bê tông tại nông thôn.
- Vị trí 4: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải đá cấp phối tại nông thôn; đất vị trí hẻm tại đô thị.
- Vị trí 5: Đất vị trí còn lại tại đô thị.
b) Khu vực 2 và các khu vực tiếp theo: Đất vị trí ấp tại nông thôn trên địa bàn các xã có sự tương đồng về mức độ phát triển kinh tế - xã hội và thực tế giá đất chuyển nhượng, không thuộc khu vực 1. Các khu vực này chia thành 4 vị trí:
- Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên.
- Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, sông, biển cấp tỉnh, trung ương quản lý.
- Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nên đất rộng từ 2m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông cấp huyện, xã quản lý.
- Vị trí 4: Đất vị trí còn lại tại nông thôn.
c) Hệ số giá đất nông nghiệp của các khu vực đất:
Hệ số giá đất nông nghiệp của các khu vực quy định trong bảng sau:
Khu vực | Hệ số |
1 | 1,00 |
2 | 0,55 |
3 | 0,50 |
4 | 0,45 |
d) Hệ số giá đất nông nghiệp của các vị trí đất:
Hệ số giá đất nông nghiệp của các vị trí đất trong khu vực 1 quy định trong bảng sau:
Vị trí | Hệ số |
1 | 1,00 |
2 | 0,80 |
3 | 0,70 |
4 | 0,60 |
5 | 0,50 |
Hệ số giá đất nông nghiệp của các vị trí đất trong khu vực 2 và các khu vực tiếp theo quy định trong bảng sau:
Vị trí | Hệ số |
1 | 1,00 |
2 | 0,80 |
3 | 0,70 |
4 | 0,60 |
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định những vấn đề liên quan đến việc xây dựng và ban hành bảng giá đất nói chung và tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2020-2024 nói riêng, cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?