Việc xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ được thực hiện dựa theo nguyên tắc nào? Thiết kế xây dựng này được quy định như thế nào?

Tôi có câu hỏi là việc xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ được thực hiện dựa theo nguyên tắc nào? Thiết kế xây dựng này được quy định như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.Q đến từ Đồng Nai.

Việc xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ được thực hiện dựa theo nguyên tắc nào?

Việc xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ được thực hiện dựa theo nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Quyết định 19/2021/QĐ-TTg như sau:

Nguyên tắc chung đối với việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ, thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều
Việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo cầu qua sông có đê phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật về giao thông, xây dựng và các nguyên tắc sau đây:
1. Phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều; phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp quy hoạch tỉnh chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình ảnh hưởng đến hai tỉnh trở lên hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với công trình chỉ ảnh hưởng trong phạm vi tỉnh.
2. Việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo cầu qua sông có đê phải bảo đảm thoát được lũ thiết kế và lũ lịch sử của tuyến sông, thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều và giao thông đường thủy theo quy định của pháp luật.
3. Lựa chọn kết cấu và bố trí các trụ cầu phù hợp, xuôi thuận với hướng dòng chảy để hạn chế co hẹp lòng dẫn, thay đổi chế độ dòng chảy của sông.

Như vậy, theo quy định trên thì việc xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ được thực hiện dựa theo nguyên tắc sau:

- Phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều; phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Trường hợp quy hoạch tỉnh chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình ảnh hưởng đến hai tỉnh trở lên hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với công trình chỉ ảnh hưởng trong phạm vi tỉnh.

- Việc xây dựng cầu qua sông có đê phải bảo đảm thoát được lũ thiết kế và lũ lịch sử của tuyến sông, thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều và giao thông đường thủy theo quy định của pháp luật.

Lựa chọn kết cấu và bố trí các trụ cầu phù hợp, xuôi thuận với hướng dòng chảy để hạn chế co hẹp lòng dẫn, thay đổi chế độ dòng chảy của sông.

cầu qua sông có đê

Việc xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ được thực hiện dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Thiết kế xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ được quy định như thế nào?

Thiết kế xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 19/2021/QĐ-TTg như sau:

Quy định cụ thể đối với việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ, thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều
1. Thiết kế xây dựng cầu qua sông có đê phải tính toán thủy văn, thủy lực, xác định và đánh giá ảnh hưởng của việc xây dựng cầu đến thoát lũ; an toàn đê điều; ổn định lòng, bờ, bãi sông; hoạt động của các công trình lân cận và giao thông đường thủy để lựa chọn phương án, giải pháp thiết kế đảm bảo an toàn, cụ thể:
a) Tính toán thiết kế đảm bảo thoát lũ thiết kế, lũ lịch sử sau khi xây dựng cầu;
b) Tính toán xác định sự biến đổi mực nước; đánh giá ảnh hưởng đến an toàn chống lũ của đê (cao trình chống lũ; ổn định thân đê, nền đê); sự ổn định và hoạt động của các công trình trong phạm vi ảnh hưởng;
c) Tính toán xác định sự thay đổi về hướng, vận tốc dòng chảy ở thượng lưu, hạ lưu và vị trí cầu; đánh giá ảnh hưởng đến xói, sạt lở đê điều, lòng, bờ, bãi sông, các công trình lân cận và hoạt động giao thông đường thủy.
2. Vị trí giao cắt giữa cầu và đê phải đảm bảo giao thông an toàn, liền mạch, thông suốt trên đê và có phương án kết nối giao thông giữa cầu với đê đảm bảo thuận tiện cho công tác kiểm tra, ứng cứu, hộ đê trong mùa mưa lũ. Trường hợp giao cắt khác mức, phải đảm bảo độ cao tĩnh không tối thiểu là 4,75m.
3. Khi sửa chữa, cải tạo cầu qua sông có đê hiện có mà có sự thay đổi về quy mô của cầu (chiều rộng, chiều dài cầu) phải tính toán thủy văn, thủy lực để lựa chọn phương án sửa chữa, cải tạo đảm bảo thoát lũ theo quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì thiết kế xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ phải tính toán thủy văn, thủy lực, xác định và đánh giá ảnh hưởng của việc xây dựng cầu đến thoát lũ; an toàn đê điều; ổn định lòng, bờ, bãi sông; hoạt động của các công trình lân cận và giao thông đường thủy để lựa chọn phương án, giải pháp thiết kế đảm bảo an toàn

Cụ thể như sau:

- Tính toán thiết kế đảm bảo thoát lũ thiết kế, lũ lịch sử sau khi xây dựng cầu;

- Tính toán xác định sự biến đổi mực nước; đánh giá ảnh hưởng đến an toàn chống lũ của đê (cao trình chống lũ; ổn định thân đê, nền đê); sự ổn định và hoạt động của các công trình trong phạm vi ảnh hưởng;

- Tính toán xác định sự thay đổi về hướng, vận tốc dòng chảy ở thượng lưu, hạ lưu và vị trí cầu; đánh giá ảnh hưởng đến xói, sạt lở đê điều, lòng, bờ, bãi sông, các công trình lân cận và hoạt động giao thông đường thủy.

Trong giai đoạn thi công xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ phải thực hiện những nội dung nào?

Trong giai đoạn thi công xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ phải thực hiện những nội dung được quy định tại khoản 4 Điều 4 Quyết định 19/2021/QĐ-TTg như sau:

Quy định cụ thể đối với việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ, thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều
4. Trong giai đoạn thi công xây dựng cầu qua sông có đê phải thực hiện các nội dung sau đây:
a) Xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện phương án đảm bảo an toàn đê điều và công trình trong mùa mưa lũ theo quy định của pháp luật;
b) Trong quá trình thi công phải thường xuyên theo dõi diễn biến đê điều, bãi sông tại vị trí xây dựng và khu vực thượng, hạ lưu cầu, trường hợp xảy ra sự cố mất an toàn phải báo cáo ngay với cơ quan chức năng và kịp thời xử lý đảm bảo an toàn đê điều, bãi sông;
c) Việc sử dụng xe cơ giới phục vụ thi công đi trên đê phải tuân thủ quy định của pháp luật về đê điều, tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê. Việc sử dụng bãi sông làm bãi tập kết vật liệu, phương tiện, trang thiết bị, lán trại, đường công vụ phục vụ thi công không được gây mất ổn định đê điều, bãi sông, ảnh hưởng đến dòng chảy;
d) Trước mùa lũ và sau khi hoàn thành công trình, phải tháo dỡ, thanh thải vật liệu, phế thải, công trình phục vụ thi công và hoàn trả hiện trạng bãi sông, lòng sông.

Như vậy, theo quy định trên thì trong giai đoạn thi công xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ phải thực hiện những nội dung sau:

- Xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện phương án đảm bảo an toàn đê điều và công trình trong mùa mưa lũ theo quy định của pháp luật;

- Trong quá trình thi công phải thường xuyên theo dõi diễn biến đê điều, bãi sông tại vị trí xây dựng và khu vực thượng, hạ lưu cầu, trường hợp xảy ra sự cố mất an toàn phải báo cáo ngay với cơ quan chức năng và kịp thời xử lý đảm bảo an toàn đê điều, bãi sông;

- Việc sử dụng xe cơ giới phục vụ thi công đi trên đê phải tuân thủ quy định của pháp luật về đê điều, tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê. Việc sử dụng bãi sông làm bãi tập kết vật liệu, phương tiện, trang thiết bị, lán trại, đường công vụ phục vụ thi công không được gây mất ổn định đê điều, bãi sông, ảnh hưởng đến dòng chảy;

- Trước mùa lũ và sau khi hoàn thành công trình, phải tháo dỡ, thanh thải vật liệu, phế thải, công trình phục vụ thi công và hoàn trả hiện trạng bãi sông, lòng sông.

Thiết kế xây dựng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những trường hợp nào được điều chỉnh thiết kế xây dựng? Điều chỉnh thiết kế xây dựng không đúng quy định bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Thiết kế thi công là gì? Trong thiết kế thi công (Construction Document Design) cần phải có những gì?
Pháp luật
Khi thực hiện điều chỉnh thiết kế xây dựng thì chủ đầu tư có phải trình cơ quan chuyên môn thẩm định không?
Pháp luật
Mục tiêu xây dựng công trình có phải là nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng? Trong khung tên từng bản vẽ thiết kế phải có chữ ký của ai?
Pháp luật
Công trình thực hiện trình tự thiết kế xây dựng trên 02 bước phải đáp ứng yêu cầu gì? Chủ đầu tư có thể thuê chuyên gia thẩm tra nhiệm vụ thiết kế?
Pháp luật
Nội dung của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở có bao gồm phương án công nghệ không?
Pháp luật
Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng là mẫu nào? Bản báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng là bản sao hay bản chính?
Pháp luật
Thiết kế ba bước là gì? Ai chịu trách nhiệm thẩm định thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước?
Pháp luật
Thiết kế hai bước là gì? Số bước thiết kế xây dựng được xác định tại đâu? Căn cứ xác định bước tiếp theo của thiết kế?
Pháp luật
Thiết kế kỹ thuật trong dự án đầu tư xây dựng công trình có phải là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết kế xây dựng
1,149 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết kế xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết kế xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào