Việc xây dựng giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế theo báo giá của nhà cung cấp thực hiện như thế nào?
Chủ đầu tư xác định giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế theo phương pháp nào?
Chủ đầu tư xác định giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế theo phương pháp được quy định tại Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-BYT như sau:
Phương pháp xác định giá gói thầu mua sắm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế
1. Khi xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế, Chủ đầu tư đối với dự án hoặc Bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên (sau đây gọi là Chủ đầu tư) xác định giá gói thầu theo một trong các phương pháp sau đây:
a) Thu thập báo giá do các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi là nhà cung cấp) thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế cung cấp;
b) Khảo sát giá trúng thầu của hàng hóa, dịch vụ tương tự trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (https://muasamcong.gov.vn);
c) Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
2. Khi áp dụng phương pháp xác định giá gói thầu, phương pháp được sử dụng đầu tiên là phương pháp thu thập báo giá của các nhà cung cấp. Sau khi không thực hiện được phương pháp này thì mới thực hiện một trong các phương pháp được quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp Chủ đầu tư sử dụng từ 02 phương pháp xác định giá gói thầu quy định tại khoản 1 Điều này trở lên thì có thể được lựa chọn giá cao nhất, phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu về chuyên môn.
Theo quy định trên, khi xây dựng giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, Chủ đầu tư đối với dự án hoặc Bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên (sau đây gọi là Chủ đầu tư) xác định giá gói thầu theo một trong các phương pháp sau:
- Thu thập báo giá do các cơ sở kinh doanh hàng hóa (sau đây gọi là nhà cung cấp) thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế cung cấp;
- Khảo sát giá trúng thầu của hàng hóa tương tự trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (https://muasamcong.gov.vn);
- Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
Xác định giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế (Hình từ Internet)
Xây dựng giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế theo báo giá của nhà cung cấp như thế nào?
Xây dựng giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế theo báo giá của nhà cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 14/2023/TT-BYT như sau:
Xây dựng giá gói thầu đối với trang thiết bị y tế và linh kiện, phụ kiện, vật tư thay thế sử dụng cho trang thiết bị y tế
1. Xây dựng giá gói thầu theo báo giá của nhà cung cấp:
a) Trước khi xây dựng giá gói thầu, căn cứ tình hình thực tế, Chủ đầu tư quyết định việc thành lập Hội đồng hoặc đề nghị Sở Y tế hỗ trợ thành lập Hội đồng hoặc giao một đơn vị trực thuộc (sau đây gọi là Hội đồng) để lựa chọn danh mục, yêu cầu về tính năng và yêu cầu kỹ thuật cơ bản trên cơ sở yêu cầu về chuyên môn;
b) Căn cứ vào yêu cầu về tính năng và yêu cầu kỹ thuật cơ bản đã được xây dựng tại điểm a khoản này, Chủ đầu tư đăng tải yêu cầu báo giá theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của Chủ đầu tư hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc cổng dịch vụ công trực tuyến về quản lý trang thiết bị y tế (https://dmec.moh.gov.vn) trong thời gian tối thiểu 10 ngày kể từ ngày thông tin đăng tải thành công.
Trường hợp Chủ đầu tư xác định được trên thị trường Việt Nam chỉ có 01 hoặc 02 nhà cung cấp thì được phép gửi trực tiếp yêu cầu báo giá đến nhà cung cấp.
c) Sau khi hết thời hạn đăng tải yêu cầu báo giá, Chủ đầu tư căn cứ số báo giá nhận được (kể cả trường hợp chỉ nhận được 01 hoặc 02 báo giá) và quyết định theo một trong các phương thức sau đây:
- Tự quyết định lựa chọn giá gói thầu.
- Giao Hội đồng thực hiện việc xem xét, lựa chọn giá gói thầu để trình Chủ đầu tư xem xét, quyết định.
Trường hợp có từ 02 báo giá trở lên thì có thể được lựa chọn báo giá cao nhất, phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu về chuyên môn.
d) Trường hợp để bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền hoặc cần triển khai ngay theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu, Chủ đầu tư được phép gửi trực tiếp yêu cầu báo giá đến nhà cung cấp.
Ví dụ:
Khi lập giá gói thầu mua test, kit xét nghiệm của máy xét nghiệm của hãng A, chủ đầu tư được quyền lấy báo giá từ hãng A hoặc nhà cung cấp được hãng A chỉ định, ủy quyền.
đ) Nội dung của Mẫu yêu cầu báo giá quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo quy định trên, xây dựng giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế theo báo giá của nhà cung cấp như sau:
- Trước khi xây dựng giá gói thầu, căn cứ tình hình thực tế, Chủ đầu tư quyết định việc thành lập Hội đồng hoặc đề nghị Sở Y tế hỗ trợ thành lập Hội đồng hoặc giao một đơn vị trực thuộc (sau đây gọi là Hội đồng) để lựa chọn danh mục, yêu cầu về tính năng và yêu cầu kỹ thuật cơ bản trên cơ sở yêu cầu về chuyên môn;
- Căn cứ vào yêu cầu về tính năng và yêu cầu kỹ thuật cơ bản đã được xây dựng tại điểm a khoản này, Chủ đầu tư đăng tải yêu cầu báo giá theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của Chủ đầu tư hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc cổng dịch vụ công trực tuyến về quản lý trang thiết bị y tế (https://dmec.moh.gov.vn) trong thời gian tối thiểu 10 ngày kể từ ngày thông tin đăng tải thành công.
Trường hợp Chủ đầu tư xác định được trên thị trường Việt Nam chỉ có 01 hoặc 02 nhà cung cấp thì được phép gửi trực tiếp yêu cầu báo giá đến nhà cung cấp.
- Sau khi hết thời hạn đăng tải yêu cầu báo giá, Chủ đầu tư căn cứ số báo giá nhận được (kể cả trường hợp chỉ nhận được 01 hoặc 02 báo giá) và quyết định theo một trong các phương thức sau đây:
+ Tự quyết định lựa chọn giá gói thầu.
+ Giao Hội đồng thực hiện việc xem xét, lựa chọn giá gói thầu để trình Chủ đầu tư xem xét, quyết định.
Trường hợp có từ 02 báo giá trở lên thì có thể được lựa chọn báo giá cao nhất, phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu về chuyên môn.
- Trường hợp để bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền hoặc cần triển khai ngay theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu, Chủ đầu tư được phép gửi trực tiếp yêu cầu báo giá đến nhà cung cấp.
Ví dụ:
Khi lập giá gói thầu mua test, kit xét nghiệm của máy xét nghiệm của hãng A, chủ đầu tư được quyền lấy báo giá từ hãng A hoặc nhà cung cấp được hãng A chỉ định, ủy quyền.
Mẫu yêu cầu báo giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế hiện nay như thế nào?
Mẫu yêu cầu báo giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế hiện nay quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BYT như sau:
Tải về Mẫu yêu cầu báo giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế mới nhất tại đây.
Lưu ý: Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?