Việc xây dựng kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo trình tự thế nào?
- Kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xây dựng dựa trên những căn cứ nào?
- Việc xây dựng kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo trình tự thế nào?
- Kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những nội dung nào?
Kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xây dựng dựa trên những căn cứ nào?
Theo Điều 5 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3767/QĐ-BGDĐT năm 2020 quy định về căn cứ xây dựng kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại như sau:
Căn cứ xây dựng kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại
Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối ngoại, các văn bản hướng dẫn, quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, phục vụ kế hoạch phát triển quốc tế chung đối với giáo dục và đào tạo; Chương trình công tác hằng năm của Chính phủ và chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm của Bộ, ngành giáo dục và đào tạo.
Theo quy định trên, kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xây dựng dựa trên những căn cứ sau:
+ Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối ngoại.
+ Các văn bản hướng dẫn, quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, phục vụ kế hoạch phát triển quốc tế chung đối với giáo dục và đào tạo.
+ Chương trình công tác hằng năm của Chính phủ và chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm của Bộ, ngành giáo dục và đào tạo.
Hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Việc xây dựng kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo trình tự thế nào?
Căn cứ Điều 6 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3767/QĐ-BGDĐT năm 2020 quy định về trình tự xây dựng kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại như sau:
Trình tự xây dựng kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại
1. Trước ngày 10 tháng 7 hàng năm, các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm đề xuất các hoạt động đối ngoại của năm kế tiếp và dự toán kinh phí (kể cả các hoạt động đối ngoại nằm trong khuôn khổ các chương trình, dự án do các bộ, ngành khác là cơ quan chủ quản), gửi Cục Hợp tác quốc tế để tổng hợp.
2. Cục Hợp tác quốc tế tổng hợp, lập dự toán kinh phí thực hiện các hoạt động đối ngoại năm gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính tổng hợp vào ngân sách năm kế tiếp gửi Bộ Tài chính.
3. Chậm nhất là ngày 30 tháng 10 hằng năm trước, trên cơ sở ngân sách nhà nước bố trí cho hoạt động đối ngoại, Cục Hợp tác quốc tế chủ trì xây dựng kế hoạch đối ngoại của năm gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính để thẩm định về kinh phí.
4. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến thẩm định của Vụ Kế hoạch - Tài chính, chậm nhất là ngày 30 tháng 11 hằng năm, Cục Hợp tác quốc tế hoàn thành dự thảo kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ, báo cáo Bộ trưởng xem xét, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, việc xây dựng kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo trình tự được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 7 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3767/QĐ-BGDĐT năm 2020 về nội dung kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại như sau:
Nội dung kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại
1. Kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ:
a) Các đoàn ra, đoàn vào do Bộ chủ trì tổ chức hoặc đón tiếp có sự tham gia của thành viên cấp Bộ trưởng hoặc tương đương;
b) Kế hoạch ký kết điều ước quốc tế;
c) Các hội nghị, hội thảo quốc tế do Bộ hoặc đơn vị thuộc Bộ chủ trì tổ chức cần xin phép Thủ tướng Chính phủ theo quy định hiện hành;
d) Các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, bao gồm cả dự án ODA và phi chính phủ nước ngoài theo quy định hiện hành;
2. Kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Các đoàn ra, đoàn vào do Bộ chủ trì tổ chức hoặc đón tiếp có sự tham gia của thành viên cấp Thứ trưởng hoặc tương đương;
b) Các đề án, văn bản hoặc lĩnh vực công tác của Bộ, ngành cần có sự hỗ trợ của đối tác nước ngoài;
c) Đoàn ra, đoàn vào có sự tham gia của thành viên từ cấp Lãnh đạo Cục/Vụ hoặc tương đương;
d) Hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền cho phép của Bộ trưởng theo quy định hiện hành;
đ) Các hoạt động đối ngoại khác thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng.
Như vậy, tùy thuộc vào kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mà nội dung của kế hoạch có sự khác nhau tương ứng với quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?