Việc xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch căn cứ vào những nội dung nào? Khi lập quy hoạch thì cần phải đáp ứng những nội dung nào?
Việc xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch căn cứ vào những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
Căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch
1. Các văn bản quy phạm pháp luật và các căn cứ có liên quan.
2. Báo cáo rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch thời kỳ trước.
Theo đó, có thể thấy rằng căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch sẽ được quy định như sau:
- Các văn bản quy phạm pháp luật và các căn cứ có liên quan.
- Báo cáo rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch thời kỳ trước.
Khi lập quy hoạch thì cần phải đáp ứng những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch
1. Yêu cầu đối với các nội dung lập quy hoạch sau đây:
a) Tên quy hoạch; phạm vi ranh giới, thời kỳ quy hoạch;
b) Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch;
c) Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển trong thời kỳ quy hoạch;
d) Nội dung chính của quy hoạch;
đ) Nội dung chính của các hợp phần quy hoạch đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch vùng;
e) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
g) Thành phần, số lượng, tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch.
2. Yêu cầu về tính khoa học, tính thực tiễn, độ tin cậy của phương pháp tiếp cận và phương pháp lập quy hoạch.
3. Yêu cầu về kế hoạch, tiến độ lập quy hoạch.
Theo đó, yêu cầu đối với các nội dung lập quy hoạch sau đây:
+ Tên quy hoạch; phạm vi ranh giới, thời kỳ quy hoạch;
+ Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch;
+ Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển trong thời kỳ quy hoạch;
+ Nội dung chính của quy hoạch;
+ Nội dung chính của các hợp phần quy hoạch đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch vùng;
+ Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Thành phần, số lượng, tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch.
Như vậy, khi lập quy hoạch thì cần phải đáp ứng những nội dung như quy định trên.
Lập quy hoạch (Hình từ Internet)
Thời hạn lập quy hoạch là trong bao lâu theo quy định?
Thời hạn lập quy hoạch là trong bao lâu được quy định Điều 17 Nghị định 37/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 12/08/2023) cụ thể:
Thời hạn lập quy hoạch
1. Thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng không quá 36 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt, trong đó thời hạn lập hợp phần quy hoạch không quá 20 tháng đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng.
2. Thời hạn lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
3. Trường hợp cần gia hạn thời gian lập quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch quyết định điều chỉnh kéo dài nhưng tối đa không quá 12 tháng trên cơ sở báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, thời hạn lập quy hoạch được quy định như sau:
- Thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng không quá 36 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt, trong đó thời hạn lập hợp phần quy hoạch không quá 20 tháng đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng.
- Thời hạn lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
Lưu ý: Trường hợp cần gia hạn thời gian lập quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch quyết định điều chỉnh kéo dài nhưng tối đa không quá 12 tháng trên cơ sở báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trước đây, vấn đề thời hạn lập quy hoạch là trong bao lâu theo quy định tại Điều 17 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
Thời hạn lập quy hoạch
1. Thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt, trong đó thời hạn lập hợp phần quy hoạch không quá 18 tháng đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng.
2. Thời hạn lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh không quá 24 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
Theo đó, thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt, trong đó thời hạn lập hợp phần quy hoạch không quá 18 tháng đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng.
Thời hạn lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh không quá 24 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
Tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch là cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
Tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch
1. Thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định và phân công cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định và phân công cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định và phân công cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ được phân công tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định và phân công cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia.
...
Như vậy, có thể thấy rằng theo quy định trên thì tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch là Hội đồng thẩm định và Hội đồng này sẽ được thành lập bởi các cơ quan trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?