Việc xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng được quy định thế nào?
Việc xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 73 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ như sau:
Xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ
1. Tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng phải thường xuyên kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ; trực tiếp kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp và công ty con của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng phải thường xuyên kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ đối với công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tín dụng khi phát hiện những sai phạm, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh phải kịp thời hoạch định và thực hiện biện pháp khắc phục.
Theo đó, tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng.
Việc xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Điều 5 nêu trên.
Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Việc tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng được thực hiện thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 73 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ như sau:
Tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ
1. Định kỳ hằng năm, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng phải tiến hành tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của từng đơn vị, bộ phận điều hành, kinh doanh, tác nghiệp và từng hoạt động nghiệp vụ.
2. Việc tự kiểm tra, đánh giá bao gồm việc rà soát và đánh giá về tính đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên việc xác định và đánh giá rủi ro, nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ và chỉ ra các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ để xử lý, khắc phục các vấn đề đó.
3. Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng phải lập báo cáo về kết quả tự kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nêu trên. Báo cáo này phải cập nhật được các rủi ro, nêu tóm tắt các hoạt động chính của tổ chức tín dụng, các rủi ro liên quan tương ứng và các hoạt động kiểm tra, kiểm soát ở cấp độ toàn tổ chức tín dụng cấp độ từng đơn vị, bộ phận và từng hoạt động.
4. Báo cáo tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ được gửi cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; Riêng quỹ tín dụng nhân dân gửi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Theo quy định trên, định kỳ hằng năm, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng phải tiến hành tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của từng đơn vị, bộ phận điều hành, kinh doanh, tác nghiệp và từng hoạt động nghiệp vụ.
Việc tự kiểm tra, đánh giá bao gồm việc rà soát và đánh giá về tính đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên việc xác định và đánh giá rủi ro, nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ và chỉ ra các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ để xử lý, khắc phục các vấn đề đó.
Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng được đánh giá độc lập như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 73 Thông tư 13/2018/TT-NHNN về đánh giá độc lập về hệ thống kiểm soát nội bộ như sau:
Đánh giá độc lập về hệ thống kiểm soát nội bộ
1. Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phải được đánh giá độc lập theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Nội dung đánh giá độc lập của kiểm toán nội bộ đối với hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm rà soát, đánh giá và báo cáo về tính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến các hoạt động, lĩnh vực được kiểm toán thông qua việc xác định và đánh giá rủi ro, xác định các tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ và chỉ ra các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ để xử lý, khắc phục.
3. Định kỳ hằng năm, kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phải thực hiện rà soát, đánh giá về tính thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Báo cáo đánh giá độc lập là một phần của Báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm.
Kết quả kiểm toán nội bộ phải được báo cáo kịp thời cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát và gửi Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng đồng thời gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh); Quỹ tín dụng nhân dân chỉ gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
4. Việc đánh giá độc lập của kiểm toán độc lập đối với hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng.
Như vậy, việc đánh giá độc lập của kiểm toán độc lập đối với hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?