Việc xem xét vật chứng trong tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất có bắt buộc thực hiện tại tòa án không?
- Việc xem xét vật chứng trong tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất có bắt buộc thực hiện tại tòa án không?
- Yêu cầu chung khi xem xét vật chứng trong tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất tại phiên tòa phúc thẩm được quy định ra sao?
- Ngoài vật chứng thì nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự gồm những loại nào?
Việc xem xét vật chứng trong tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất có bắt buộc thực hiện tại tòa án không?
Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, có thể hiểu hợp đồng mua bán nhà đất cũng là một dạng của hợp đồng dân sự.
Đồng thời tại Điều 256 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định việc xem xét vật chứng sẽ được xem xét tại phiên tòa, tuy nhiên khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với đương sự đến xem xét tại chỗ vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được.
Xem xét vật chứng
Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên tòa.
Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với đương sự đến xem xét tại chỗ vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được.
Ngoài ra theo Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định tranh chấp về hợp đồng dân sự sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Từ những quy định này có thể kết luận, việc xem xét vật chứng trong tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất không bắt buộc thực hiện tại tòa án nếu vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được.
Việc xem xét vật chứng trong tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất có bắt buộc thực hiện tại tòa án không? (hình từ internet)
Yêu cầu chung khi xem xét vật chứng trong tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất tại phiên tòa phúc thẩm được quy định ra sao?
Tại Điều 303 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định xem xét vật chứng được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm:
Thủ tục hỏi và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm
1. Thủ tục hỏi những người tham gia tố tụng và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng quy định tại Điều 287 của Bộ luật này tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm.
2. Việc hỏi được thực hiện đối với những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 293 của Bộ luật này.
Dẫn chiếu đến Điều 222 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định yêu cầu chung đối với phiên tòa sơ thẩm như sau:
Yêu cầu chung đối với phiên tòa sơ thẩm
Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.
Như vậy, khi xem xét vật chứng cũng như tiến hành tố tụng trong tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất tại phiên tòa phúc thẩm cần đảm bảo tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.
Ngoài vật chứng thì nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự gồm những loại nào?
Tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định ngoài vật chứng thì nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự gồm những loại sau:
- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
- Lời khai của đương sự.
- Lời khai của người làm chứng.
- Kết luận giám định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
- Văn bản công chứng, chứng thực.
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?