Việc xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức theo quy định mới được xác định như thế nào?
- Việc xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức theo quy định mới được xác định như thế nào?
- Xác định thời gian hưởng và thời gian xét nâng bậc lương viên chức được quy định như thế nào?
- Có được áp dụng việc xếp lương theo Thông tư 05 đối với các trường hợp đang là viên chức được xét chuyển hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật chuyên ngành?
Việc xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức theo quy định mới được xác định như thế nào?
Xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức kể từ ngày 07 tháng 12 năm 2023 được quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BNV cụ thể như sau:
(1) Trường hợp đang xếp lương theo các bảng lương quy định của nhà nước thì việc xếp lương tương ứng với từng trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức thực hiện như sau:
- Trường hợp đang xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của công chức hoặc viên chức quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009, Nghị định 14/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012, Nghị định 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 và Nghị định 117/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2016) thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức;
- Trường hợp đang xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân và cơ yếu hoặc đang xếp lương theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân hoặc theo các bảng lương đối với người làm công tác cơ yếu thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 6, khoản 7 Mục III Thông tư 79/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
- Trường hợp là người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp nhà nước được xếp lương theo hệ số mức lương của người quản lý công ty chuyên trách quy định tại Nghị định 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 13/2018/TT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi khoản 8 Mục III Thông tư 79/2005/TT-BNV.
(2) Trường hợp đã xếp lương theo các bảng lương quy định của nhà nước, sau đó chuyển công tác ra khu vực tư (chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần) và có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì việc xếp lương tương ứng với từng trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức thực hiện như sau:
- Căn cứ vào hệ số lương tại thời điểm chuyển công tác ra khu vực tư thực hiện việc chuyển xếp theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BNV và thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau khi chuyển ra công tác ở khu vực tư được tính sau mỗi khoảng thời gian 03 năm (đủ 36 tháng) đối với trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh viên chức xếp lương từ loại A0 trở lên hoặc sau mỗi khoảng thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) đối với trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh viên chức xếp lương loại B được xếp lên 01 bậc lương hoặc hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
+ Số tháng chưa đủ 36 tháng (đối với viên chức xếp lương từ loại A0 trở lên) hoặc chưa đủ 24 tháng (đối với viên chức xếp lương loại B) còn lại được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
(3) Trường hợp có thời gian công tác thuộc đối tượng hưởng lương có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BNV thì thực hiện xếp lương và xác định thời gian tương đương giữ hạng viên chức được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận như sau:
- Về xếp lương:
+ Căn cứ vào tổng thời gian hưởng lương có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu có thời gian không liên tục mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) trừ đi thời gian tập sự tính theo quy định của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận, thời gian còn lại làm căn cứ để xếp lương ở chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng, tiếp nhận như sau:
Tính từ bậc 1 của chức danh nghề nghiệp viên chức được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận, sau mỗi khoảng thời gian 03 năm (đủ 36 tháng) đối với trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh viên chức xếp lương loại A0, loại A1 hoặc sau mỗi khoảng thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) đối với trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh viên chức xếp lương loại B được xếp lên 1 bậc lương.
+ Sau khi quy đổi thời gian để xếp vào bậc lương trong chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận nêu trên, nếu có số tháng chưa đủ 36 tháng (đối với viên chức xếp lương loại A0, loại A1) hoặc chưa đủ 24 tháng (đối với viên chức xếp lương loại B) thì số tháng này được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) trong chức danh được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận.
- Về xác định thời gian tương đương giữ hạng viên chức được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận:
+ Trường hợp có thời gian công tác thuộc đối tượng hưởng lương có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật được tính để xếp lương vào hạng viên chức được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận quy định tại khoản này thì thời gian tương đương giữ hạng viên chức được bổ nhiệm được tính kể từ ngày có cùng trình độ đào tạo hoặc có trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận.
(4) Các trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức và được xếp lương theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BNV nếu trong thời gian công tác trước đó có năm công tác được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật mà chưa bị kéo dài thời gian nâng bậc lương theo quy định thì thời gian không được tính để xếp lương thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).
Việc xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức theo quy định mới được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Xác định thời gian hưởng và thời gian xét nâng bậc lương viên chức được quy định như thế nào?
Thời gian hưởng và thời gian xét nâng bậc lương được quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2024/TT-BNV cụ thể như sau:
- Trường hợp quyết định tiếp nhận, tuyển dụng được ban hành từ ngày 07 tháng 12 năm 2023 trở về sau thì thời gian hưởng và thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày có quyết định xếp lương khi tuyển dụng, tiếp nhận của cấp có thẩm quyền.
- Không áp dụng việc xếp lương theo Thông tư này đối với các trường hợp đang là viên chức được xét chuyển hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Có được áp dụng việc xếp lương theo Thông tư 05 đối với các trường hợp đang là viên chức được xét chuyển hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật chuyên ngành?
Việc xếp lương theo Thông tư 05 đối với các trường hợp đang là viên chức được xét chuyển hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật chuyên ngành được quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2024/TT-BNV cụ thể như sau:
Điều khoản áp dụng
Trường hợp quyết định tiếp nhận, tuyển dụng được ban hành từ ngày 07 tháng 12 năm 2023 trở về sau thì thời gian hưởng và thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày có quyết định xếp lương khi tuyển dụng, tiếp nhận của cấp có thẩm quyền. Không áp dụng việc xếp lương theo Thông tư này đối với các trường hợp đang là viên chức được xét chuyển hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Theo đó, không áp dụng việc xếp lương theo Thông tư 05/2024/TT-BNV đối với các trường hợp đang là viên chức được xét chuyển hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Lưu ý: Trường hợp quyết định tiếp nhận, tuyển dụng được ban hành từ ngày 07 tháng 12 năm 2023 trở về sau thì thời gian hưởng và thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày có quyết định xếp lương khi tuyển dụng, tiếp nhận của cấp có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?