Việc xét chọn và trao tặng Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động được thực hiện bao nhiêu năm một lần?
Việc xét chọn và trao tặng Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động được thực hiện bao nhiêu năm một lần?
Việc xét chọn và trao tặng Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động được thực hiện bao nhiêu năm một lần? (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 3 Quy chế xét chọn và trao tặng Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động ban hành kèm theo Quyết định 1717/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc và thời điểm xét chọn, trao tặng Giải thưởng
1. Việc xét chọn phải công khai, dân chủ, đúng đối tượng, đảm bảo tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng phải thật sự xứng đáng là điển hình xuất sắc tiêu biểu để phổ biến và nhân rộng trong phạm vi toàn quốc.
2. Việc xét chọn được thông qua kết quả Bảng xếp hạng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” hàng năm và đánh giá, chấm điểm của Hội đồng xét chọn.
3. Việc xét chọn và trao tặng Giải thưởng được thực hiện theo chu kỳ 03 năm một lần. Thời điểm cụ thể do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định.
Căn cứ trên quy định việc xét chọn và trao tặng Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động được thực hiện theo chu kỳ 03 năm một lần. Thời điểm cụ thể do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định.
Nguồn kinh phí thực hiện xét chọn và trao tặng Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động được lấy từ đâu?
Theo Điều 9 Quy chế xét chọn và trao tặng Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động ban hành kèm theo Quyết định 1717/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định như sau:
Kinh phí
1. Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa (theo Điểm b, Khoản 1, Điều 5 của Thông tư số 01/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ).
2. Giải thưởng sử dụng nguồn thu từ vận động tài trợ của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia quảng bá thương hiệu, sản phẩm thông qua chương trình; thu từ hoạt động của Câu lạc bộ “Doanh nghiệp vì người lao động” (thông qua tổ chức hội thảo, tọa đàm, giao lưu trực tuyến... giữa các thành viên).
3. Doanh nghiệp tham dự Giải thưởng không phải đóng góp bất cứ một khoản phí/lệ phí nào.
Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện xét chọn và trao tặng Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động được lấy từ những nguồn sau đây:
- Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa theo điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2012/TT-BNV, cụ thể:
Hồ sơ, thủ tục đăng ký tổ chức phạm vi toàn quốc
1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng phạm vi toàn quốc gồm có:
...
b) Đề án tổ chức xét, tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp của Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (02 bản). Nội dung của Đề án thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg và thực hiện các nội dung cụ thể sau:
- Nội dung và tên của danh hiệu, giải thưởng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tổ chức giải được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg.
- Nội dung và tên danh hiệu, giải thưởng không trùng với các danh hiệu, giải thưởng khác đã được phê duyệt.
- Quy chế xét, tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng của các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải quy định cụ thể về đối tượng tham dự, ngành nghề tham dự, nội dung hệ thống các tiêu chí và phải phù hợp với tên gọi của danh hiệu, giải thưởng.
- Quy định cụ thể về số lượng, cơ cấu, thành phần của Ban Tổ chức và Hội đồng xét, tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức (quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg) quyết định thành lập Hội đồng và Ban Tổ chức.
- Quy định cụ thể về số lượng, cơ cấu giải thưởng, danh hiệu.
- Phương án tài chính nêu rõ: Nguồn thu, nguyên tắc thu, nguyên tắc chi, nội dung chi; trách nhiệm quản lý tài chính và tổ chức thực hiện.
- Cam kết của đơn vị tổ chức xét, tôn vinh danh hiệu và giải thưởng về việc không thu kinh phí của các doanh nhân, doanh nghiệp tham gia bình chọn danh hiệu, giải thưởng dưới bất cứ hình thức nào.
- Ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức.
- Giải thưởng sử dụng nguồn thu từ vận động tài trợ của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia quảng bá thương hiệu, sản phẩm thông qua chương trình; thu từ hoạt động của Câu lạc bộ Doanh nghiệp vì người lao động (thông qua tổ chức hội thảo, tọa đàm, giao lưu trực tuyến... giữa các thành viên).
Ban Tổ chức Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động bao gồm những ai?
Theo Điều 10 Quy chế xét chọn và trao tặng Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động ban hành kèm theo Quyết định 1717/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định như sau:
Thành lập Ban Tổ chức Giải thưởng
Ban Tổ chức Giải thưởng gồm:
1. Trưởng ban là 01 đồng chí Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
2. Phó Trưởng ban là đồng chí Tổng Biên tập Báo Lao động;
3. Các thành viên khác gồm cán bộ, chuyên viên, phóng viên, viên chức một số ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh vã Xã hội; Văn phòng giới chủ sử dụng lao động, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam. Tổng số thành viên Ban Tổ chức không quá 15 người.
Ban Tổ chức có nhiệm vụ tham mưu cho Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế này; trực tiếp thực hiện các hoạt động tổ chức Giải thưởng đạt kết quả tốt.
Căn cứ trên quy định Ban Tổ chức Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động bao gồm:
- Trưởng ban là 01 đồng chí Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Phó Trưởng ban là đồng chí Tổng Biên tập Báo Lao động;
- Các thành viên khác gồm cán bộ, chuyên viên, phóng viên, viên chức một số ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh vã Xã hội; Văn phòng giới chủ sử dụng lao động, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam. Tổng số thành viên Ban Tổ chức không quá 15 người.
Ban Tổ chức có nhiệm vụ tham mưu cho Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế này; trực tiếp thực hiện các hoạt động tổ chức Giải thưởng đạt kết quả tốt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ đội địa phương là lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân? Chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân?
- Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ 2025 như thế nào? Tài sản nào không được kê biên trong thi hành án dân sự?
- Concert ATSH đêm 3 và đêm 4 tổ chức tại sân Mỹ Đình được UBND Thành phố Hà Nội thống nhất theo Thông báo 4032?
- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở có phải xin phép không? Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa như thế nào?
- Giới nghiêm là biện pháp cấm người đi lại đúng không? Ai ban bố lệnh giới nghiêm tại địa phương cấp tỉnh?