Việc xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nợ công được quy định thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công?
Quản lý nhà nước về nợ công bao gồm những nội dung nào?
Nội dung quản lý nhà nước về nợ công được quy định tại Điều 6 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về nợ công
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, giải pháp và chính sách về quản lý nợ công.
3. Tổ chức thực hiện quản lý nợ công, bao gồm đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương vay, đàm phán, ký kết thỏa thuận vay và phát hành công cụ nợ, phân bổ và sử dụng vốn vay, trả nợ và các nghiệp vụ quản lý nợ công.
4. Theo dõi, cung cấp thông tin và đánh giá hiệu quả công tác quản lý, sử dụng nợ công.
5. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.
6. Khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý nợ công.
Như vậy, theo quy định, quản lý nhà nước về nợ công bao gồm các nội dung sau đây:
(1) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công.
(2) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, giải pháp và chính sách về quản lý nợ công.
(3) Tổ chức thực hiện quản lý nợ công, bao gồm đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương vay, đàm phán, ký kết thỏa thuận vay và phát hành công cụ nợ, phân bổ và sử dụng vốn vay, trả nợ và các nghiệp vụ quản lý nợ công.
(4) Theo dõi, cung cấp thông tin và đánh giá hiệu quả công tác quản lý, sử dụng nợ công.
(5) Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.
(6) Khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý nợ công.
Quản lý nhà nước về nợ công bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Việc xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nợ công được quy định thế nào?
Việc xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nợ công được quy định tại Điều 9 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nợ công
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải giải trình và chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý nợ công của cơ quan, tổ chức. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nợ công thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nợ công được quy định cụ thể như sau:
(1) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải giải trình và chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý nợ công của cơ quan, tổ chức.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
(2) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nợ công thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công?
Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công được quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công;
b) Xây dựng, trình Chính phủ để trình Quốc hội quyết định, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; tổng mức vay và trả nợ của ngân sách nhà nước hằng năm;
c) Xây dựng, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc;
d) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm; Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế;
đ) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chương trình quản lý nợ công 03 năm, kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm, phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế, sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để xử lý rủi ro đối với cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ, Đề án cơ cấu lại nợ, đàm phán, ký kết, phê duyệt và điều chỉnh thỏa thuận vay nước ngoài nhân danh Chính phủ, cho vay lại, cấp bảo lãnh Chính phủ đối với từng chương trình, dự án;
...
Như vậy, theo quy định, Bộ Tài chính là cơ quan ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?