Việc xuất khẩu thiết bị hạt nhân được kiểm soát như thế nào? Để được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ xuất khẩu thiết bị hạt nhân cần điều kiện gì?
Để được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ xuất khẩu thiết bị hạt nhân cần điều kiện gì? Giấy phép này có thời hạn bao lâu?
Thiết bị hạt nhân là lò phản ứng hạt nhân, thiết bị làm giàu urani, thiết bị chế tạo nhiên liệu hạt nhân hoặc thiết bị xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng theo khoản 18 Điều 3 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 giải thích.
Xuất khẩu thiết bị hạt nhân là một trong những công việc bức xạ theo điểm g khoản 2 Điều 1 Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về Xuất khẩu thiết bị hạt nhân như sau:
Xuất khẩu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân
1. Có tài liệu chứng minh xuất xứ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
2. Kiện hàng nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân phải được đóng gói, dán nhãn theo quy định về vận chuyển an toàn nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.
3. Trường hợp xuất khẩu nguồn phóng xạ thuộc Nhóm 1, Nhóm 2 theo QCVN 06:2010/BKHCN, vật liệu hạt nhân thì phải có văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu.
Như vậy, để được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ xuất khẩu thiết bị hạt nhân cần có tài liệu chứng minh xuất xứ thiết bị hạt nhân.
Theo điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định thì giấy phép tiến hành công việc bức xạ xuất khẩu thiết bị hạt nhân có thời hạn 06 tháng.
Giấy phép tiến hành công việc bức xạ xuất khẩu thiết bị hạt nhân (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ xuất khẩu thiết bị hạt nhân cần những giấy tờ gì?
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 142/2020/NĐ-CP về Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - xuất khẩu thiết bị hạt nhân như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - xuất khẩu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 02 Phụ lục IV của Nghị định này.
2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.
3. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.
4. Bản sao tài liệu chứng minh xuất xứ của nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
5. Bản sao hợp đồng mua bán hoặc văn bản thỏa thuận về việc chuyển giao, tiếp nhận nguồn phóng xạ giữa tổ chức, cá nhân xuất khẩu phía Việt Nam với tổ chức, cá nhân tiếp nhận nguồn ở nước ngoài.
6. Trường hợp xuất khẩu nguồn phóng xạ thuộc Nhóm 1, Nhóm 2 theo QCVN 06:2010/BKHCN, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn: Bản sao văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cấp cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
Theo quy định trên, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ xuất khẩu thiết bị hạt nhân gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ xuất khẩu thiết bị hạt nhân theo Mẫu số 02 Phụ lục IV Ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
Tải mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ xuất khẩu thiết bị hạt nhân tại đây: Tải về.
- Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau:
+ Quyết định thành lập tổ chức;
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương.
Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.
- Phiếu khai báo thiết bị hạt nhân theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III Ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
- Bản sao tài liệu chứng minh xuất xứ của thiết bị hạt nhân.
Việc xuất khẩu thiết bị hạt nhân được kiểm soát như thế nào?
Căn cứ theo Điều 65 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định như sau:
Kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân
1. Việc nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Vật liệu phóng xạ phải được đóng gói trong kiện hàng theo quy định tại Điều 61 của Luật này;
2. Cơ quan hải quan phải ưu tiên làm thủ tục thông quan vật liệu phóng xạ đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều này; nếu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền buộc phải khắc phục trước khi thông quan hoặc tái xuất hoặc tịch thu.
4. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền buộc phải khắc phục trước khi thông quan.
5. Chính phủ quy định cụ thể cơ chế phối hợp giữa cơ quan hải quan, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, các cơ quan liên quan trong việc kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tại cửa khẩu.
Theo đó, thiết bị hạt nhân chỉ được xuất khẩu khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
Tổ chức, cá nhân xuất khẩu thiết bị hạt nhân vi phạm quy định về việc giấy phép trên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền buộc phải khắc phục trước khi thông quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?