Việc xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được thực hiện bằng những chi phí nào?

Cho tôi hỏi việc xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được thực hiện bằng những chi phí nào? Việc sử dụng kinh phí thực hiện hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài phải dựa trên nguyên tắc gì? - Câu hỏi của anh Thành (Bình Phước)

Việc xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được thực hiện bằng những chi phí nào?

Xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (Hình từ Internet)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 29/2018/TT-BTC quy định về các khoản chi phí xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được hỗ trợ như sau:

- Tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

- Tổ chức hội chợ triển lãm kết nối công nghiệp hỗ trợ trong nước: Thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng gian hàng; dịch vụ phục vụ: Điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ (nếu chưa tính trong chi phí thuê mặt bằng và gian hàng); chi phí quản lý của đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm; trang trí chung của hội chợ triển lãm; tổ chức khai mạc, bế mạc: Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng; tổ chức hội thảo: Chi phí thuê hội trường, thiết bị; các khoản chi khác (nếu có).

Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 12 triệu đồng/1 đơn vị tham gia.

Hội chợ triển lãm chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ có quy mô tối thiểu là: 200 gian hàng quy theo gian hàng tiêu chuẩn (3m x 3m) và 100 doanh nghiệp tham gia khi trung ương tổ chức; 150 gian hàng tiêu chuẩn và 75 doanh nghiệp tham gia khi địa phương tổ chức.

- Tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm kết nối công nghiệp hỗ trợ tại nước ngoài: Thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng gian hàng; trang trí chung của khu vực Việt Nam (bao gồm cả gian hàng quốc gia nếu có); chi phí tổ chức khai mạc (nếu là hội chợ triển lãm riêng của Việt Nam): Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng; tổ chức hội thảo: Chi phí thuê hội trường, trang thiết bị, trang trí, âm thanh, ánh sáng, phiên dịch, an ninh, lễ tân, nước uống, tài liệu, diễn giả; trình diễn sản phẩm: Thuê địa điểm, thiết kế và trang trí sân khấu, âm thanh, ánh sáng, trang thiết bị, người trình diễn, người dẫn chương trình, phiên dịch; công tác phí cho cán bộ tổ chức chương trình; các khoản chi khác (nếu có).

Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 150 triệu đồng/1 đơn vị tham gia.

Tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm kết nối công nghiệp hỗ trợ tại nước ngoài khi hội chợ triển lãm chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ có quy mô tối thiểu 7 gian hàng quy theo gian hàng tiêu chuẩn (3m x 3m) và tối thiểu 7 doanh nghiệp tham gia.

- Chi tổ chức đoàn giao dịch, xúc tiến đầu tư tại nước ngoài: 01 vé máy bay khứ hồi/ 01 đơn vị tham gia; tổ chức hội thảo giao thương: Thuê hội trường, thiết bị, giấy mời, phiên dịch, tài liệu; tuyên truyền quảng bá, mời khách đến tham dự, giao dịch; công tác phí cho cán bộ tổ chức chương trình; các khoản chi khác (nếu có).

Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là: 28 triệu đồng/01 đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực Châu Á; 42 triệu đồng/01 đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực: Châu u, Châu Phi, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Á; 70 triệu đồng/01 đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực Trung Mỹ, Mỹ La Tinh.

Tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài khi đoàn chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ có tối thiểu 7 doanh nghiệp tham gia.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/thương hiệu.

- Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động công nghiệp hỗ trợ trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác.

Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 70 triệu đồng/1 chuyên đề tuyên truyền.

Mức hỗ trợ tối đa 70% các khoản chi phí nêu trên.

Việc sử dụng kinh phí thực hiện xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phải dựa trên nguyên tắc gì?

Tại Điều 4 Thông tư 29/2018/TT-BTC quy định về nguyên tắc sử dụng kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo đó sử dụng kinh phí thực hiện xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phải dựa trên nguyên tắc như sau:

Nguyên tắc sử dụng kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ
1. Kinh phí thực hiện chương trình cấp trung ương đảm bảo cho những hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ do Bộ Công Thương quản lý và tổ chức thực hiện đối với những hoạt động, nhiệm vụ nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở quy mô vùng, miền và quốc gia có tác động lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp hỗ trợ. Hoạt động công nghiệp hỗ trợ theo quy mô vùng, miền, quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định.
2. Kinh phí thực hiện chương trình của cấp địa phương đảm bảo cho những hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý và thực hiện tại địa phương phù hợp với chiến lược, định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở địa phương.
3. Các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ phải đúng mục đích, đúng chế độ, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thực hiện quyết toán kinh phí đã sử dụng theo quy định hiện hành.

Kinh phí thực hiện hỗ trợ xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được lấy từ nguồn nào?

Tại Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BTC quy định nguồn kinh phí thực hiện chương trình như sau:

- Kinh phí thực hiện chương trình cấp trung ương từ các nguồn sau:

+ Ngân sách trung ương.

+ Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước.

+ Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Kinh phí thực hiện chương trình cấp địa phương từ các nguồn sau:

+ Ngân sách địa phương.

+ Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước.

+ Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Đầu tư nước ngoài TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Báo cáo năm về tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của Cơ quan đăng ký đầu tư là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo đánh giá về tình hình đầu tư nước ngoài của UBND cấp tỉnh định kỳ hàng năm là mẫu nào?
Pháp luật
Nhà đầu tư chuyển hơn 300.000 đô la Mỹ để đàm phán ký kết hợp đồng cho dự án đầu tư nước ngoài được không?
Pháp luật
Có được sử dụng lợi nhuận thu từ dự án đầu tư nước ngoài để tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài khi chưa góp đủ vốn không?
Pháp luật
Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp là gì? Một nhà đầu tư nước ngoài có thể mở tối đa bao nhiêu tài khoản vốn đầu tư trực tiếp?
Pháp luật
Mẫu báo cáo quý về tình hình đầu tư nước ngoài của Cơ quan đăng ký đầu tư được quy định thế nào?
Pháp luật
Báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động đầu tư nước ngoài được công bố công khai theo những hình thức nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp mới tại ngân hàng được phép khác thì có bắt buộc phải đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp trước đây hay không?
Pháp luật
Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là gì? Giao dịch vốn của các hình thức đầu tư nước ngoài này được quy định thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nào phải báo cáo tình hình hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục? Báo cáo những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đầu tư nước ngoài
694 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đầu tư nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đầu tư nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào