Viêm phổi là gì? Viêm phổi ở trẻ em có tỷ lệ tử vong cao không? Dấu hiệu viêm phổi trẻ em là gì?
Viêm phổi là gì? Viêm phổi ở trẻ em có tỷ lệ tử vong cao không?
Viêm phổi là gì?
Căn cứ quy định tại Mục II Hướng dẫn xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
Định nghĩa
Viêm phổi là tình trạng tổn thương viêm nhu mô phổi, có thể lan tỏa cả 2 phổi hoặc tập trung ở một thùy phổi.
Viêm phổi cộng đồng là viêm phổi ở ngoài cộng đồng hoặc 48 giờ đầu tiên nằm viện.
Như vậy, viêm phổi là tình trạng tổn thương viêm nhu mô phổi, có thể lan tỏa cả 2 phổi hoặc tập trung ở một thùy phổi.
Viêm phổi ở trẻ em có tỷ lệ tử vong cao không?
Viêm phổi ở trẻ em có tỷ lệ tử vong cao không thì tại Mục III Hướng dẫn xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 có quy định như sau:
Dịch tễ viêm phổi trẻ em
Theo tổ chức y tế thế giới, viêm phổi là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, chiếm 19% trong các nguyên nhân. Ở các nước đang phát triển, chỉ số mới mắc của bệnh ở lứa tuổi này là 0,29 đợt bệnh/trẻ/năm. Trong số các trường hợp viêm phổi, 7 - 13% trẻ có dấu hiệu nặng đe dọa tính mạng cần phải nhập viện. Yếu tố nguy cơ chính của viêm phổi là không được bú sữa mẹ hoàn toàn, suy dinh dưỡng, ô nhiễm không khí, cân nặng khi sinh thấp, không được tiêm phòng sởi đầy đủ.
Tại Việt Nam, hàng năm vẫn có khoảng 4000 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì viêm phổi.
Như vậy, có thể thấy viêm phổi ở trẻ em có thể nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do không được bú sữa mẹ hoàn toàn, suy dinh dưỡng, ô nhiễm không khí, cân nặng khi sinh thấp, không được tiêm phòng sởi đầy đủ.
Viêm phổi là gì? Viêm phổi ở trẻ em có tỷ lệ tử vong cao không? Dấu hiệu viêm phổi trẻ em là gì? (Hình từ Internet)
Dấu hiệu viêm phổi trẻ em là gì?
Căn cứ Mục V Hướng dẫn xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 về chuẩn đoán viêm phổi trẻ em như sau:
Chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em
Chẩn đoán viêm phổi và mức độ nặng (viêm phổi, viêm phổi nặng) ở trẻ em chủ yếu dựa vào lâm sàng.
1. Viêm phổi
Trẻ ho, sốt kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu:
Thở nhanh:
< 2 tháng tuổi ≥ 60 lần/phút
2 - < 12 tháng tuổi: ≥ 50 lần/phút
1 - 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút
> 5 tuổi: ≥ 30 lần/phút
- Rút lõm lồng ngực (phần dưới lồng ngực lõm vào ở thì hít vào)
- Khám phổi thấy bất thường: giảm thông khí, có tiếng bất thường (ran ẩm, ran phế quản, ran nổ...).
2. Viêm phổi nặng
Chẩn đoán viêm phổi nặng khi trẻ có dấu hiệu của viêm phổi kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu toàn thân nặng:
+ Bỏ bú hoặc không uống được.
+ Rối loạn tri giác: lơ mơ hoặc hôn mê.
+ Co giật.
- Dấu hiệu suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực rất nặng).
- Tím tái hoặc SpO2 < 90%.
- Trẻ < 2 tháng tuổi.
Theo đó, dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em như sau:
(1) Dấu hiệu viêm phổi
Trẻ ho, sốt kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu:
- Thở nhanh:
< 2 tháng tuổi ≥ 60 lần/phút
2 - < 12 tháng tuổi: ≥ 50 lần/phút
1 - 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút
> 5 tuổi: ≥ 30 lần/phút
- Rút lõm lồng ngực (phần dưới lồng ngực lõm vào ở thì hít vào)
- Khám phổi thấy bất thường: giảm thông khí, có tiếng bất thường (ran ẩm, ran phế quản, ran nổ...).
(2) Dấu hiệu viêm phổi nặng
Chẩn đoán viêm phổi nặng khi trẻ có dấu hiệu của viêm phổi kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu toàn thân nặng:
+ Bỏ bú hoặc không uống được.
+ Rối loạn tri giác: lơ mơ hoặc hôn mê.
+ Co giật.
- Dấu hiệu suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực rất nặng).
- Tím tái hoặc SpO2 < 90%.
- Trẻ < 2 tháng tuổi.
Nguyên nhân gây viêm phổi trẻ em được quy định thế nào?
Nguyên nhân gây viêm phổi trẻ em được quy định tại Mục IV Hướng dẫn xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014, cụ thể như sau:
- Viêm phổi ở trẻ em có thể do virus, vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác. Theo WHO, các nguyên nhân hay gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (phế cầu), Haemophilus influenzae (HI) và Respiratory Synticyal Virus (RSV). Ở trẻ lớn thường gặp viêm phổi do vi khuẩn không điển hình, đại diện là Mycoplasma pneumoniae.
- S. pneumoniae (phế cầu) nguyên nhân vi khuẩn hàng đầu gây viêm phổi cộng đồng ở trẻ dưới 5 tuổi, là cầu khuẩn gram dương có vỏ. Phế cầu có hơn 90 type huyết thanh. Hiện nay thế giới đã có vacxin đa giá tiêm phòng phế cầu.
- Haemophylus influenzae (HI) là trực khuẩn gram âm có vỏ hoặc không vỏ. Chủng gây bệnh thường có vỏ được phân thành 6 type từ a đến f. HI type b là nguyên nhân chính gây viêm màng não và viêm phổi ở trẻ em. Tại Việt Nam, từ năm 2009 vaccin phòng HI type b đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc.
- Mycoplasma pneumoniae là vi khuẩn nội bào không có vỏ, nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi không điển hình, có thể tới 50% trong các nguyên nhân ở trẻ trên 5 tuổi. Vi khuẩn này kháng tự nhiên với các kháng sinh có cơ chế phá vách như betalactam, aminosid... Chúng bị tiêu diệt bởi kháng sinh nhóm macrolid, tetracycline và quinolone.
- Ngoài ra còn các vi khuẩn khác cũng là nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em như: tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn ho gà, M. cataralis, C. pneumoniae...
- Nguyên nhân viêm phổi do vi khuẩn thường gặp theo lứa tuổi
- Trẻ sơ sinh: Liên cầu B, trực khuẩn gram âm đường ruột, Listerria monocytogent, Chlamydia trachomatis.
- Trẻ 2 tháng đến 5 tuổi: Phế cầu, HI, M. pneumoniae (sau 3 tuổi chiếm 1/3 trong số các nguyên nhân), tụ cầu...
- Trẻ ≥ 5 tuổi: M. pneumoniae (chiếm khoảng 50% các nguyên nhân), phế cầu, tụ cầu…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?