Viên chức âm thanh viên hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về khả năng chuyên môn và trình độ đào tạo?
- Viên chức âm thanh viên hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Viên chức âm thanh viên hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo?
- Viên chức âm thanh viên hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ gì?
- Viên chức âm thanh viên hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông có những tiêu chuẩn gì về đạo đức nghề nghiệp?
Viên chức âm thanh viên hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT quy định về âm thanh viên hạng 1 như sau:
Âm thanh viên hạng I
1. Nhiệm vụ:
- Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; chuẩn bị nội dung, tham gia các cuộc hội thảo chuyên ngành trong nước và trên thế giới;
- Tổ chức thực hiện ghi âm, hòa âm cho những phim, công trình nghệ thuật có quy mô lớn, phải sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật đảm bảo chất lượng âm thanh cao;
- Đưa ra định hướng phát triển kỹ thuật của đơn vị, ngành và cấp nhà nước;
- Quy hoạch, lập kế hoạch phát triển hệ thống kỹ thuật mang tính tiên tiến trong trung và dài hạn;
- Phát hiện và tổ chức ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực âm thanh nhầm góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật đối với các chương trình biểu diễn, điện ảnh và truyền hình;
- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng cho ngạch âm thanh viên hạng dưới;
- Chuẩn bị nội dung, trực tiếp tham gia các cuộc hội thảo về âm thanh trong nước và trên thế giới.
...
Theo đó, viên chức âm thanh viên hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; chuẩn bị nội dung, tham gia các cuộc hội thảo chuyên ngành trong nước và trên thế giới;
- Tổ chức thực hiện ghi âm, hòa âm cho những phim, công trình nghệ thuật có quy mô lớn, phải sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật đảm bảo chất lượng âm thanh cao;
- Đưa ra định hướng phát triển kỹ thuật của đơn vị, ngành và cấp nhà nước;
- Quy hoạch, lập kế hoạch phát triển hệ thống kỹ thuật mang tính tiên tiến trong trung và dài hạn;
- Phát hiện và tổ chức ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực âm thanh nhầm góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật đối với các chương trình biểu diễn, điện ảnh và truyền hình;
- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng cho ngạch âm thanh viên hạng dưới;
- Chuẩn bị nội dung, trực tiếp tham gia các cuộc hội thảo về âm thanh trong nước và trên thế giới.
Viên chức âm thanh viên hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về khả năng chuyên môn và trình độ đào tạo? (hình từ Internet)
Viên chức âm thanh viên hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT quy định về âm thanh viên hạng 1 như sau:
Âm thanh viên hạng I
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành âm thanh, điện tử - viễn thông;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành âm thanh viên.
...
Theo đó, viên chức âm thanh viên hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông phải đáp ứng những tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành âm thanh, điện tử - viễn thông;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành âm thanh viên.
Viên chức âm thanh viên hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ gì?
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT quy định về âm thanh viên hạng 1 như sau:
Âm thanh viên hạng I
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; Am hiểu về âm thanh, nắm vững nguyên tắc kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh với hình ảnh hoặc với nghệ thuật biểu diễn;
c) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
...
Theo đó, viên chức âm thanh viên hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông phải có những năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;
- Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; Am hiểu về âm thanh, nắm vững nguyên tắc kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh với hình ảnh hoặc với nghệ thuật biểu diễn;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Viên chức âm thanh viên hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông có những tiêu chuẩn gì về đạo đức nghề nghiệp?
Theo Điều 2 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT quy định về tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông.
2. Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ; có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.
Theo đó, viên chức âm thanh viên hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông phải đáp ứng những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông.
- Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ; có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?