Viên chức bị xử phạt về hành vi bạo lực gia đình thì có bị gửi thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức không?
Viên chức bị xử phạt về hành vi bạo lực gia đình thì có bị gửi thông báo cho người đứng đầu cơ quan tổ chức không?
Căn cứ Điều 41 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:
Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó
Theo quy định của pháp luật thì người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó
Như vậy, viên chức bị xử phạt hành chính về hành vi bạo lực gia đình thì người ra quyết định định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó
Viên chức bị xử phạt về hành vi bạo lực gia đình thì có bị gửi thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức không? (hình từ internet)
Viên chức có hành vi bạo lực gia đình thì chịu những hình thức kỷ luật như thế nào?
Tại Mục 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có đề cập đến các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của Đảng và của pháp luật liên quan đến viên chức.
Cụ thể sẽ xử lý kỷ luật như sau:
- Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng (căn cứ khoản 9 điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP);
- Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng (Căn cứ khoản 2 điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP);
- Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng (Căn cứ khoản 2 điều 18 Nghị định 112/2020/NĐ-CP);
- Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (Căn cứ khoản 2 điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).
Như vậy đối với viên chức có hành vi bạo lực gia đình tùy thuộc vào từng mức độ hậu quả gây ra sẽ phải chịu những hình thức kỷ luật như: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng chống bạo lực gia đình được quy định ra sao?
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, cụ thể như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
Như vậy, pháp luật nghiêm cấm 07 nhóm hành vi sau trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình:
- Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này.
- Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
- Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
- Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
- Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
- Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?