Viên chức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang đơn vị sự nghiệp thì thời điểm xét nâng bậc lương thường xuyên được xác định như thế nào?
- Viên chức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang đơn vị sự nghiệp thì thời điểm xét nâng bậc lương thường xuyên được xác định như thế nào?
- Viên chức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang đơn vị sự nghiệp có những quyền gì về hoạt động nghề nghiệp?
- Quản lý viên chức được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Viên chức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang đơn vị sự nghiệp thì thời điểm xét nâng bậc lương thường xuyên được xác định như thế nào?
Căn cứ khoản 9 mục III Thông tư 79/2005/TT-BNV quy định:
CÁCH CHUYỂN XẾP LƯƠNG
...
9- Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ (kể cả Trưởng phòng, Phó trưởng phòng) và nhân viên thừa hành, phục vụ trong công ty Nhà nước được chuyển công tác vào làm việc trong cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
a) Căn cứ vào hệ số lương theo chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ đang hưởng tại thời điểm chuyển công tác (sau đây gọi là hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ) để chuyển xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm (ngạch tương đương hoặc ngạch thấp hơn so với ngạch cũ đã được xếp trong công ty Nhà nước). Thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở ngạch công chức, viên chức mới được bổ nhiệm được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch công chức, viên chức mới được bổ nhiệm so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức; nếu nhỏ hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.
b) Trường hợp trong thời gian làm việc ở công ty Nhà nước mà xếp lương chưa đúng với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền tại các thời điểm tương ứng, thì phải xếp lại lương cho phù hợp, sau đó mới thực hiện chuyển xếp lương vào ngạch bậc công chức, viên chức được bổ nhiệm theo hướng dẫn tại điểm a khoản 9 này.
Theo quy định trên, trường hợp người đang công tác trong doanh nghiệp nhà nước và được chuyển công tác sang đơn vị sự nghiệp mà có chênh lệnh giữa hệ số lương được xếp ở ngạch viên chức mới được bổ nhiệm so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệnh giữa 2 bậc liền kề ở ngạch cũ thì thời điểm để xét tính nâng lương thường xuyên là từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức.
Còn nếu nhỏ hơn chênh lệnh giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.
Tuy nhiên, trường hợp của anh không nói rõ là anh được chuyển công tác sang đơn vị sự nghiệp hay anh nghỉ việc ở doanh nghiệp sau đó thi tuyển vào viên chức.
Nếu trường hợp của anh là đang làm việc, được chuyển công tác sang đơn vị sự nghiệp thì anh áp dụng quy định nêu trên để xác định thời điểm xét nâng lương thường xuyên.
Còn nếu trường hợp của anh là nghỉ việc sau đó thi tuyển vào viên chức thì anh không thể áp dụng quy định trên, hay nói cách khác thời gian anh làm việc trước đây không tính để xét nâng lương thường xuyên.
Viên chức (Hình từ Internet)
Viên chức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang đơn vị sự nghiệp có những quyền gì về hoạt động nghề nghiệp?
Viên chức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang đơn vị sự nghiệp có những quyền gì về hoạt động nghề nghiệp được quy định tại Điều 11 Luật Viên chức 2010 gồm:
1) Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
2) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3) Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
4) Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
5) Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
6) Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.
7) Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Quản lý viên chức được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Quản lý viên chức được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 6 Luật Viên chức 2010 như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của Nhà nước.
- Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.
- Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?