Viên chức có được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu bình thường không? Điều kiện để viên chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu bình thường là gì?

Tôi năm nay 58 tuổi, hiện đang là viên chức. Gần đây tôi có nghe có quy định mới ra về việc viên chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu bình thường. Cho tôi hỏi quy định đó như thế nào? Điều kiện để viên chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu bình thường là gì? - Câu hỏi của bác Công Định đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Viên chức có được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu bình thường không?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 50/2022/NĐ-CP quy định về nguyên tắc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn như sau:

Nguyên tắc thực hiện việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
1. Bảo đảm khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định.
2. Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.
3. Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, viên chức chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
4. Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu viên chức có nguyện vọng nghỉ làm việc hoặc đơn vị sự nghiệp không còn nhu cầu thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo như định nêu trên thì viên chức có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nhưng không quá 5 năm, chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Viên chức có được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu bình thường không?

Viên chức có được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu bình thường không? (Hình từ Internet)

Điều kiện để viên chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu bình thường là gì?

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 50/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức
1. Viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
b) Có đủ sức khỏe;
c) Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.
2. Trình tự, thủ tục xem xét, kéo dài thời gian công tác:
a) Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ định hướng phát triển, tình hình nhân lực của tổ chức và yêu cầu của vị trí việc làm, thông báo chủ trương, nhu cầu kéo dài thời gian công tác;
b) Viên chức đáp ứng các điều kiện quy định, có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác, gửi cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quyết định kéo dài trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng;
c) Cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý xem xét, đánh giá các điều kiện của viên chức có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác và chủ trương, nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập để xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian công tác, thời gian được kéo dài đối với từng trường hợp viên chức;
d) Quyết định kéo dài thời gian công tác của viên chức được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 03 tháng.

Viên chức được nghỉ hưu cao hơn tuổi nghỉ hưu bình thường trong các trường hợp sau:

- Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;

- Có đủ sức khỏe;

- Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.

Bên cạnh đó, Điều 5 Nghị định 50/2022/NĐ-CP cũng quy định về chính sách đối với viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn như sau:

Chế độ, chính sách đối với viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
1. Được xác định là viên chức nằm trong tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao.
2. Được hưởng chế độ lương theo hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ và chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn được hưởng các chế độ, chính sách nêu trên.

Có được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về việc Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
a) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
b) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
c) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
d) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.

Như vậy, nếu muốn nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường thì cần đáp ứng các điều kiện nêu trên.

Về tuổi nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường có thể tham khảo khoản 2 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

Tuổi nghỉ hưu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ất Tỵ năm 2025 bao nhiêu tuổi? Tuổi Tỵ năm 2025 là bao nhiêu tuổi? Tuổi Ất Tỵ sinh năm bao nhiêu?
Pháp luật
Bảng tính tuổi nghỉ hưu 2025? Tuổi nghỉ hưu năm 2025 đối với nam, nữ là bao nhiêu? Quy định tuổi nghỉ hưu ra sao?
Pháp luật
Bảng tính tuổi nghỉ hưu năm 2024 theo năm sinh mới nhất? Trường hợp nào được nghỉ hưu trước tuổi?
Pháp luật
Dự thảo Nghị định quy định chế độ với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, chờ đủ tuổi nghỉ hưu thế nào?
Pháp luật
03 mức độ nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP được quy định như thế nào?
Pháp luật
Lao động nam thì bao nhiêu tuổi mới được nghỉ hưu? Điều kiện hưởng lương hưu được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bảng tính tuổi 12 con giáp theo năm sinh năm 2024? Bảng tính tuổi theo 12 con giáp 2024 chi tiết?
Pháp luật
Cán bộ xã, phường, thị trấn là gì? Tăng mức lương hưu lần 2 sau khi áp dụng tăng 15% đối với cán bộ xã, phường, thị trấn?
Pháp luật
Đảm bảo độ tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn? Đối tượng được về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn?
Pháp luật
Quy định tuổi nghỉ hưu năm 2024 của nam và nữ mới nhất theo Bộ luật Lao động 2019 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tuổi nghỉ hưu
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
949 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tuổi nghỉ hưu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tuổi nghỉ hưu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào