Viên chức của cơ quan lãnh sự có được thực hiện thu xếp việc đại diện pháp lý cho người đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận là công dân của Nước mình không?
- Viên chức của cơ quan lãnh sự có được thực hiện thu xếp việc đại diện pháp lý cho người đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận là công dân của Nước mình không?
- Trường hợp cần cử người giám hộ hoặc đỡ đầu cho người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử có bắt buộc phải thông báo cho cơ quan lãnh sự biết không?
- Nước tiếp nhận phải đối xử như thế nào với viên chức của cơ quan lãnh sự?
Viên chức của cơ quan lãnh sự có được thực hiện thu xếp việc đại diện pháp lý cho người đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận là công dân của Nước mình không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 36 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Liên lạc và tiếp xúc với công dân Nước cử
1. Nhằm tạo thuận lợi cho việc thi hành các chức năng lãnh sự liên quan đến công dân Nước cử:
a) Viên chức lãnh sự được tự do liên lạc với công dân Nước cử và tiếp xúc với họ. Công dân Nước cử cũng được quyền tự do như vậy trong việc liên lạc và tiếp xúc với viên chức lãnh sự của Nước cử;
b) Nếu đương sự yêu cầu, nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận sẽ báo ngay cho cơ quan lãnh sự của Nước cử biết là trong khu vực lãnh sự của cơ quan này có công dân của Nước cử bị bắt, bị tù, bị tạm giam chờ xét xử hoặc bị tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào khác. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ chuyển ngay mọi thông tin mà người bị bắt, bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ gửi cho cơ quan lãnh sự. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ báo ngay cho đương sự biết những quyền mà họ được hưởng theo mục này;
c) Viên chức lãnh sự có quyền đến thăm công dân của Nước cử đang bị tù, tạm giam hoặc tạm giữ; nói chuyện, liên lạc thư từ và thu xếp việc đại diện pháp lý cho người đó. Trong khu vực lãnh sự của mình, viên chức lãnh sự cũng có quyền đến thăm bất cứ công dân nào của Nước cử đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ theo một bản án. Tuy nhiên, viên chức lãnh sự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ nếu người đó phản đối rõ ràng việc làm như vậy.
2. Các quyền ghi ở khoản 1 Điều này phải được thực hiện theo đúng luật và các quy định của Nước tiếp nhận, với điều kiện là luật và các quy định đó phải tạo điều kiện để thực hiện đầy đủ các mục đích của những quyền quy định tại Điều này.
Như vậy thì, viên chức của cơ quan lãnh sự được thực hiện thu xếp việc đại diện pháp lý cho người đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận là công dân của Nước mình.
Tuy nhiên, viên chức lãnh sự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ nếu người đó phản đối rõ ràng việc làm như vậy.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Trường hợp cần cử người giám hộ hoặc đỡ đầu cho người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử có bắt buộc phải thông báo cho cơ quan lãnh sự biết không?
Căn cứ theo khoản b Điều 37 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Việc thông báo khi có người chết, cử người giám hộ hoặc đỡ đầu, khi đắm tàu và tai nạn hàng không
Nếu nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận có được tin tức liên quan, thì họ có nghĩa vụ:
a) Thông báo ngay cho cơ quan lãnh sự biết khi có công dân của Nước cử chết trong khu vực lãnh sự;
b) Thông báo ngay cho cơ quan lãnh sự có thẩm quyền về bất kỳ trường hợp nào cần cử người giám hộ hoặc đỡ đầu cho người vị thành niên hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử. Tuy nhiên, việc thông báo này không được ảnh hưởng đến việc áp dụng luật và quy định của Nước tiếp nhận về việc cử người giám hộ hoặc đỡ đầu;
c) Thông báo ngay cho cơ quan lãnh sự gần nhất nơi xảy ra sự việc nếu có một tàu thuỷ mang quốc tịch Nước cử bị đắm hoặc mắc cạn trong lãnh hải hoặc nội thuỷ của Nước tiếp nhận, hoặc nếu có một máy bay đăng ký ở Nước cử bị nạn trên lãnh thổ Nước tiếp nhận.
Theo đó, trường hợp cần cử người giám hộ hoặc đỡ đầu cho người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử thì nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận phải có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan lãnh sự của Nước cử biết.
Nước tiếp nhận phải đối xử như thế nào với viên chức của cơ quan lãnh sự?
Căn cứ theo Điều 40 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Bảo vệ viên chức lãnh sự
Nước tiếp nhận phải đối xử với các viên chức lãnh sự bằng sự tôn trọng thích đáng và thi hành mọi biện pháp thích hợp để ngăn ngừa bất kỳ sự xâm phạm vào đối với thân thể, tự do và phẩm cách của họ.
Như vậy, Nước tiếp nhận phải đối xử với các viên chức lãnh sự bằng sự tôn trọng thích đáng và thi hành mọi biện pháp thích hợp để ngăn ngừa bất kỳ sự xâm phạm vào đối với thân thể, tự do và phẩm cách của họ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?