Viên chức đã bị xử lý kỷ luật mà vẫn tái phạm thì có bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc không?

Tôi có một câu hỏi liên quan đến vấn đề xử lý kỷ luật viên chức. Cho tôi hỏi một viên chức không phải viên chức quản lý đang trong thời gian thi hành án treo và thi hành kỷ luật cảnh cáo về tội trộm cắp tài sản của cơ quan. Ba tháng sau, viên chức lại tái phạm và ăn trộm tài sản của cơ quan trị giá trên 5 triệu đồng. Vậy cho tôi hỏi viên chức này có bị buộc thôi việc không? Câu hỏi của anh N.T.H ở Bình Dương.

Viên chức đã bị xử lý kỷ luật mà vẫn tái phạm thì có bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc không?

Viêc có kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với viên chức đã bị xử lý kỷ luật mà vẫn tái phạm được quy định tại Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:

Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Dẫn chiếu khoản 8 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về tái phạm như sau:

Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
8. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.
...

Theo quy định trên, hình thức kỷ luật buộc thôi việc có thể áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý có hành vi vi phạm và đã bị cảnh cáo mà tái phạm.

Tái phạm được hiểu là việc cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm.

Đối với trường hợp câu hỏi của anh, do viên chức này đã bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo và sau đó 03 tháng vẫn tiếp tục tái phạm nên viên chức này có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

Xử lý kỷ luật

Xử lý kỷ luật (Hình từ Internet)

Ai là người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức?

Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức được quy định tại Điều 31 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP như sau:

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức
1. Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 35 Nghị định này. Trường hợp xử lý bằng hình thức buộc thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cấp có thẩm quyền tuyển dụng trước khi ra quyết định, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền tuyển dụng hoặc được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng.
3. Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật. Trường hợp kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc thì căn cứ vào đề xuất của Hội đồng xử lý kỷ luật, cơ quan cử biệt phái ra quyết định buộc thôi việc.
Hồ sơ, quyết định kỷ luật viên chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý viên chức biệt phái.
4. Đối với viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức.

Theo đó, tùy thuộc vào vị trí làm việc của viên chức mà người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức này có sự khác nhau và được quy định cụ thể tại Điều 31 nêu trên.

Hội đồng kỷ luật viên chức có bao nhiêu thành viên?

Số lượng thành viên Hội đồng kỷ luật viên chức được quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 35 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:

Thành phần Hội đồng kỷ luật viên chức
1. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý và đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức không có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 03 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
b) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
c) 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.
2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý và đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc được phân cấp quản lý viên chức;
b) 01 Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức;
c) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức;
d) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;
đ) 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.
3. Đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc phê chuẩn, quyết định công nhận viên chức;
b) 01 Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị quản lý hoặc được phân cấp quản lý viên chức; trường hợp cấp bổ nhiệm đồng thời là cấp quản lý thì Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức;
c) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện tổ chức đảng của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;
d) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;
đ) 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức.
...

Như vậy, đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý và đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức không có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 03 thành viên.

Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý và đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên.

Đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên.

Kỷ luật viên chức Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kỷ luật viên chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trong trường hợp nào viên chức bị kéo dài thời hạn nâng lương? Viên chức hiện nay bị xử lý kỷ luật với những hình thức nào?
Pháp luật
Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật viên chức mới nhất theo Quyết định 531? Tải về file word mẫu quyết định?
Pháp luật
Có xử lý kỷ luật lại đối với viên chức bị xử lý kỷ luật sai trình tự thủ tục sau khi có quyết định xử lý khiếu nại không?
Pháp luật
Thời gian thi hành quyết định xử lý kỷ luật viên chức là bao lâu? Có áp dụng hình thức xử lý kỷ luật hạ bậc lương đối với viên chức hay không?
Pháp luật
Từ chối nhiệm vụ cấp trên giao, viên chức có bị xử lý kỷ luật? Có bao nhiêu hình thức kỷ luật viên chức?
Pháp luật
Tạm đình chỉ công tác có phải hình thức kỷ luật viên chức không? Khi nào viên chức bị tạm đình chỉ công tác?
Pháp luật
Viên chức bị kỷ luật bằng hình thức nào thì không được đăng ký tập sự hành nghề công chứng theo quy định?
Pháp luật
Sử dụng Hội đồng kỷ luật viên chức quản lý cũ để xử lý kỷ luật đối với viên chức khác có được không?
Pháp luật
Xử lý kỷ luật viên chức vi phạm nội quy bằng hình thức nào? Có xem xét kỷ luật viên chức nữ đang nghỉ thai sản không?
Pháp luật
Viên chức đã bị xử lý kỷ luật mà vẫn tái phạm thì có bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc không?
Pháp luật
Kỷ luật viên chức sắp về hưu được pháp luật quy định như thế nào? Ai có trách nhiệm chi trả lại khoản tiền khi gây thiệt hại trước khi nghỉ hưu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kỷ luật viên chức
1,472 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kỷ luật viên chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kỷ luật viên chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào