Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp hạng 1 năm nay phải thi mấy môn?

Đối tượng nào được dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng 1) năm nay? Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp phải thi mấy môn? Câu hỏi của chị Quyên (Hà Nội).

Đối tượng nào được dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp hạng 1 năm nay?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Công văn 112/BGDĐT-NGCBQLGD quy định như sau:

THI THĂNG HẠNG CDNN GIẢNG VIÊN CAO CẤP (HẠNG I)/GIẢNG VIÊN CĐSP CAO CẤP (HẠNG I)
1. Đối tượng dự thi
Viên chức giảng dạy có CDNN giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02/giảng viên CĐSP chính (hạng II), mã số V.07.08.21 có nguyện vọng dự thi, đang công tác tại các cơ sở GDĐH công lập, trường CĐSP công lập, các trường cao đẳng công lập có nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ GDĐT và viên chức giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo).

Theo quy định này thì viên chức giảng dạy có chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02/giảng viên CĐSP chính (hạng II), mã số V.07.08.21 có nguyện vọng dự thi, đang công tác tại các cơ sở trường CĐSP công lập, các trường cao đẳng công lập có nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ GDĐT và viên chức giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo) thì được quyền đăng ký dự thi.

Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng 1) năm nay phải thi mấy môn?

Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp hạng 1 năm nay phải thi mấy môn? (hình từ Internet)

Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp hạng 1 năm nay cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Công văn 112/BGDĐT-NGCBQLGD quy định như sau:

THI THĂNG HẠNG CDNN GIẢNG VIÊN CAO CẤP (HẠNG I)/GIẢNG VIÊN CĐSP CAO CẤP (HẠNG I)
2. Điều kiện đăng ký dự thi
Viên chức được cử đi dự thi thăng hạng CDNN giảng viên cao cấp (hạng I)/giảng viên CĐSP cao cấp (hạng I) khi có đủ các điều kiện sau:
2.1. Cơ sở đào tạo có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử đi dự thi thăng hạng CDNN.
2.2. Đang giữ CDNN giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02/giảng viên CĐSP chính (hạng II), mã số V.07.08.21.
2.3. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi thăng hạng CDNN giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01/giảng viên CĐSP cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
2.4. Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ CDNN giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01/giảng viên CĐSP cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20.
2.5. Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn CDNN giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT/giảng viên CĐSP cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20 theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 35/2020/TT- BGDĐT; quy định tại Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT6.
2.6. Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ CDNN giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 hoặc tương đương theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều 7 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT/giảng viên CĐSP chính (hạng II), mã số V.07.08.21, mã số V.07.08.21 hoặc tương đương theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 6 Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT.
2.7. Viên chức giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị trở lên theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Thông tư số 01/2018/TT-BNV7.

Như vậy, viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp năm nay cần đáp ứng tất cả các điều kiện nêu trên.

Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp hạng 1 năm nay phải thi mấy môn?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục II Công văn 112/BGDĐT-NGCBQLGD quy định viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp năm nay phải dự thi đủ các môn thi sau:

(1) Môn kiến thức chung:

- Nội dung thi: 60 câu hỏi về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về ngành, lĩnh vực sự nghiệp, pháp luật về viên chức theo yêu cầu của CDNN giảng viên cao cấp (hạng I)/giảng viên CĐSP cao cấp (hạng I).

- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.

- Thời gian thi: 60 phút.

(2) Môn ngoại ngữ

- Nội dung thi: 30 câu hỏi về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của CDNN giảng viên cao cấp (hạng I)/giảng viên CĐSP cao cấp (hạng I).

- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.

- Thời gian thi: 30 phút.

(3) Môn nghiệp vụ chuyên ngành

Thi viết đề án, thời gian 08 tiếng và thi bảo vệ đề án, thời gian tối đa 30 phút để kiểm tra và đánh giá trình độ, năng lực, đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn gắn với tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của CDNN giảng viên cao cấp (hạng I)/giảng viên CĐSP cao cấp (hạng I).

Lưu ý:

- Tổ chức thi trắc nghiệm trên máy vi tính nên miễn thi môn Tin học.

- Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi trắc nghiệm trên máy vi tính, kết quả thi bảo vệ đề án.

Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đơn xin chấm phúc khảo bài thi kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội gồm những gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào?
Pháp luật
Có bỏ thi thăng hạng giáo viên không? Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhất trí việc bỏ thi thăng hạng giáo viên đúng không?
Pháp luật
Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ như thế nào?
Pháp luật
Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên lên Lưu trữ viên chính cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Thí sinh thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trao đổi với thí sinh khác đã bị nhắc nhở nhưng vẫn không chấp hành thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Việc xác định người trúng tuyển thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng 2 lên hạng 1 chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn như thế nào?
Pháp luật
Viên chức chuyên ngành tài nguyên và môi trường được miễn thi tin học và ngoại ngữ trong kỳ thi thăng hạng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Yêu cầu về bằng cấp đối với giáo viên trung học phổ thông để phù hợp với kì thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
864 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào