Viên chức được giữ chức danh Kỹ thuật viên đường bộ hạng 3 thì phải đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số chức danh nghề nghiệp của chức danh Kỹ thuật viên đường bộ hạng 3 là gì?
- Viên chức được giữ chức danh Kỹ thuật viên đường bộ hạng 3 thì phải đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào? Có bắt buộc phải có sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số không?
- Viên chức đang giữ chức danh Kỹ thuật viên đường bộ hạng 3 mà không đủ tiêu chuẩn chức danh theo quy định thì có được tiếp tục giữ chức danh này không?
Mã số chức danh nghề nghiệp của chức danh Kỹ thuật viên đường bộ hạng 3 là gì?
Kỹ thuật viên đường bộ hạng 3 (Hình từ Internet)
Điều 2 Thông tư 47/2022/TT-BGTVT Mã số các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật đường bộ, chuyên ngành kỹ thuật bến phà
1. Nhóm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật đường bộ:
a) Kỹ thuật viên đường bộ hạng I Mã số: V.12.21.01
b) Kỹ thuật viên đường bộ hạng II Mã số: V.12.21.02
c) Kỹ thuật viên đường bộ hạng III Mã số: V.12.21.03
d) Kỹ thuật viên đường bộ hạng IV Mã số: V.12.21.04
Viên chức được giữ chức danh Kỹ thuật viên đường bộ hạng 3 thì phải đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào? Có bắt buộc phải có sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số không?
Tại Điều 6 Thông tư 47/2022/TT-BGTVT quy định về Kỹ thuật viên đường bộ hạng III - Mã số: V.12.21.03 như sau:
Kỹ thuật viên đường bộ hạng III - Mã số: V.12.21.03
…
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật đường bộ.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, định hướng, nhiệm vụ phát triển của ngành, lĩnh vực;
b) Nắm được các quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức, kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động; thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành kỹ thuật đường bộ và có kiến thức cơ bản của một chuyên ngành kỹ thuật liên quan; hiểu biết về nghiệp vụ phát triển, ứng dụng và triển khai công nghệ chuyên ngành; nắm được phương pháp tổ chức thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;
c) Có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao thực hiện;
d) Có khả năng tổng kết thực tiễn và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Như vậy, viên chức giữ chức danh Kỹ thuật viên đường bộ hạng 3 cần đáp ứng được những điều kiện về năng lực chuyên môn nghiệp vụ nói trên.
Lưu ý không yêu cầu viên chức Kỹ thuật viên đường bộ hạng 3 ở các khu vực bình thường sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số.
Yêu cầu trên chỉ áp dụng với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Viên chức đang giữ chức danh Kỹ thuật viên đường bộ hạng 3 mà không đủ tiêu chuẩn chức danh theo quy định thì có được tiếp tục giữ chức danh này không?
Tại Điều 11 Thông tư 47/2022/TT-BGTVT Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật đường bộ, chuyên ngành kỹ thuật bến phà như sau:
Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật đường bộ, chuyên ngành kỹ thuật bến phà
1. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, trường hợp viên chức chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật đường bộ và chuyên ngành kỹ thuật bến phà theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Thông tư này thì thực hiện như sau:
a) Nếu viên chức còn thời hạn dưới 05 năm (60 tháng) công tác tính đến thời điểm nghỉ hưu thì tiếp tục được giữ ngạch hoặc hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và xếp lương theo ngạch hiện hưởng;
b) Nếu viên chức còn thời hạn từ 05 năm (60 tháng) công tác trở lên, trong thời hạn 03 năm (36 tháng) cơ quan sử dụng viên chức có trách nhiệm bố trí để viên chức học tập bảo đảm đáp ứng đủ tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật đường bộ và chuyên ngành kỹ thuật bến phà theo quy định tại Thông tư này. Sau thời gian quy định tại điểm này, nếu viên chức không đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập xem xét bố trí công việc khác phù hợp hoặc giải quyết chế độ chính sách theo quy định.
Viên chức đang giữ chức danh Kỹ thuật viên đường bộ hạng 3 mà không đủ tiêu chuẩn chức danh theo quy định thì được tiếp tục giữ chức danh, cụ thể:
- Còn thời hạn dưới 05 năm công tác tính đến lúc nghỉ hưu thì tiếp tục được giữ ngạch hoặc hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và xếp lương theo ngạch hiện hưởng;
- Còn thời hạn trên 5 năm thì được tiếp tục công tác, đồng thời cho đi học để bảo đảm tiêu chuẩn.
Nếu quá thời gian không đáp ứng được tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thì sẽ bố trí công việc khác phù hợp hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?