Viên chức giữ chức danh chẩn đoán viên bệnh động vật hạng 3 có được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 không?
Viên chức chuyên ngành chẩn đoán bệnh động vật cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào về đạo đức nghề nghiệp?
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành chẩn đoán bệnh động vật
1. Có trách nhiệm, trung thực, tâm huyết với nghề, chủ động nghiên cứu, khiêm tốn học hỏi, áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong công tác.
2. Có tinh thần đoàn kết nội bộ, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Chấp hành nghiêm túc các quy định, quy chế hoạt động nghề nghiệp.
4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
5. Có trách nhiệm quản lý tài sản, vật tư, máy móc và các trang thiết bị, tài liệu phục vụ công tác chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị bệnh động vật.
Theo đó, viên chức chuyên ngành chẩn đoán bệnh động vật cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung sau đây về đạo đức nghề nghiệp:
- Có trách nhiệm, trung thực, tâm huyết với nghề, chủ động nghiên cứu, khiêm tốn học hỏi, áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong công tác.
- Có tinh thần đoàn kết nội bộ, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Chấp hành nghiêm túc các quy định, quy chế hoạt động nghề nghiệp.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Có trách nhiệm quản lý tài sản, vật tư, máy móc và các trang thiết bị, tài liệu phục vụ công tác chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị bệnh động vật.
Chẩn đoán viên bệnh động vật hạng 3 (Hình từ Internet)
Viên chức giữ chức danh chẩn đoán viên bệnh động vật hạng 3 có được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 không?
Theo điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp chuyên ngành chăn nuôi và thú y được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp chẩn đoán viên bệnh động vật hạng II, kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng II, Kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng II, Kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38);
b) Chức danh nghề nghiệp chẩn đoán viên bệnh động vật hạng III, kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng III, kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng III, kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
c) Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh động vật hạng IV, kỹ thuật viên kiểm nghiệm thuốc thú y hạng IV, kỹ thuật viên kiểm tra vệ sinh thú y hạng IV, kỹ thuật viên kiểm nghiệm chăn nuôi hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
...
Căn cứ quy định trên thì hệ số lương được áp dụng đối với viên chức giữ chức danh chẩn đoán viên bệnh động vật hạng 3 là hệ số của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
Như vậy, viên chức giữ chức danh chẩn đoán viên bệnh động vật hạng 3 không được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2.
Nhiệm vụ của chẩn đoán viên bệnh động vật hạng 3 là gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định chẩn đoán viên bệnh động vật hạng 3 thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Trực tiếp thực hiện việc chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị bệnh động vật theo sự phân cấp và phân công;
- Thực hiện pha chế và bảo quản một số môi trường dung dịch phục vụ công tác chẩn đoán, xét nghiệm đối với từng loại bệnh hoặc chẩn đoán bệnh qua lâm sàng và đề xuất biện pháp điều trị;
- Thực hiện tiêm truyền động vật thí nghiệm, nuôi cấy bệnh phẩm hoặc trực tiếp điều trị và theo dõi kết quả tiêm truyền động vật thí nghiệm theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật;
- Thực hiện mổ khám, theo dõi kết quả xét nghiệm hoặc điều trị; ghi chép đầy đủ kết quả mổ khám, quá trình diễn biến sau xét nghiệm và điều trị, kịp thời báo cáo lên cấp có thẩm quyền để xử lý;
- Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh động vật;
- Hướng dẫn kiểm tra các viên chức chẩn đoán bệnh động vật hạng dưới để làm công tác chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh động vật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?
- Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở? Ban chấp hành công đoàn cơ sở có tối đa bao nhiêu ủy viên?
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?